Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Hợp tác

Công tác nghiên cứu ươm giống cây bản địa ở Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập

Thứ ba - 12/10/2021 15:48
Nghiên cứu nhân giống các loài cây bản địa là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo nguồn cây con cho công tác phục hồi và làm giàu rừng trong lâm phần VQG Bù Gia Mập và các địa phương lân cận
Công tác nghiên cứu ươm giống các loài cây bản địa đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng đối với các VQG, khu bảo tồn nói chung và VQG Bù Gia Mập (Vườn) nói riêng. Từ năm 2012, Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã bắt đầu tiến hành công tác nghiên cứu ươm giống các loài sao, dầu, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương và nhiều loài cây bản địa khác để tạo ra nguồn cây giống sẵn có phục vụ công tác trồng rừng, làm giàu rừng và phát triển những loài có nguy cơ bị tuyệt chửng. Vườn đã nghiên cứu thử nghiệm nhiều phương pháp nhân giống khác nhau như bằng hạt, giâm hom, chiết cành để sản xuất ra được nguồn cây giống đảm bảo về chất lượng, đủ tiêu chuẩn và giảm giá thành sản xuất.


Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt đối với các loài cây bản địa
 
Qua nhiều năm nghiên cứu, Vườn đã có thể sản xuất ra được các loài cây giống đảm bảo về chất lương nguồn gen, đa dạng phong phú về loài ươm, sản xuất với số lượng lớn để đáp ứng tốt các mục tiêu khác nhau của Vườn. Những nhóm cây mà Vườn đang tập trung ươm giống là các loài gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương, bằng lăng, các loài cây rừng có quả như trường, mít nài, xoài rừng, chôm chôm, cóc. Vườn cũng nghiên cứu phát triển các loài dược liệu, thực phẩm như chuối chân voi, lá nhíp, an xoa. Ngoài ra, các loài cây cảnh quan cũng được Vườn quan tâm phát triển như mai rừng, trà hoa vàng, trà hoa đỏ và một số loài cây khác có ở Vườn.

 
Công tác ươm giống hứa hẹn sẽ không chỉ phục vụ riêng cho việc phát triển rừng ở VQG Bù Gia Mập mà còn mang lại nguồn cây giống cung cấp cho các tổ chức trong và ngoài tỉnh. Công tác ươm giống đã đảm bảo mục đích lưu trữ, bảo tồn nguồn gen và cung cấp cây giống bản địa để phục vụ công tác trồng rừng, làm giàu rừng, duy trì và phát triển các loài có nguy cơ tuyệt chủng, trồng tạo cảnh quan, trồng tạo nguồn thức ăn cho các loài thú đang được cứu hộ. Ngoài ra, Vườn còn có thể cung cấp một số lượng cây giống nhất định cho người dân địa phương và các khu vực lân cận nhằm tạo đã phát triển nền kinh tế bền vững từ rừng.

Tác giả bài viết: Phạm Văn Thi (Phòng KH và HTQT)

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn