Từ khóa: Vườn quốc gia (VQG), Vườn thực vật, Bù Gia Mập
SUMMARY: The survey of vascular plants at the botanical garden of Bu Gia Map National Park recorded 178 species belonging to 55 families, 3 plant divisions. Among them, the Gnetophyta division has 3 species belonging to the Gnetaceae, accounting for 1.7%, the Pinophyta division with 1 species, belonging to the Podocarpaceae, accounting for 0.05% and the Magnoliophyta division with 174 species belonging to 54 families, accounting for 97.75%. The research work has added 40 species, of which 6 species are threatened in the Red Book of Vietnam (2007), of which 5 species are classified as vulnerable (VU) and 1 species are endangered (EN).
Key words: National park, Botanical garden, Bu Gia Map
Mở đầu
Khu hệ thực vật ở VQG Bù Gia Mập thuộc vùng sinh thái rừng khô Đông Nam Đông Dương, đây là vùng sinh thái nổi tiếng trên toàn cầu về các loài thú lớn sinh sống trong sinh cảnh còn nguyên vẹn có tính đa dạng sinh học cao, đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu (Baltzer et al., 2001). Các báo cáo trước năm 2011 đã ghi nhận có 808 loài thực vật và 232 loài động vật có xương sống tại VQG Bù Gia Mập, trong đó có nhiều loài bị đe dọa toàn cầu. Báo cáo năm 2009 của CBD thuộc Viện Sinh học nhiệt đới (Lưu Hồng Trường, 2009) đã ghi nhận tổng cộng 1.026 loài, 430 chi (giống), 120 họ thuộc 59 bộ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Thực tế, số lượng loài động vật và thực vật ở VQG Bù Gia Mập chắc chắn sẽ cao hơn các con số trên khá nhiều. Gần đây nhất, năm 2012, Viện Sinh Thái Học Miền Nam đã thống kê được 1.117 loài thuộc 475 chi và 128 họ, bao gồm 98 loài khuyết thực vật, 8 loài thực vật hạt trần và 1.011 loài thực hạt kín.
Vườn thực vật của VQG Bù Gia Mập được thành lập năm 2005 theo Quyết định số 2632/QĐUB ngày 28/10/2004 của UBND tỉnh Bình Phước với diện tích là 50 ha ở độ cao 403m so với mực nước biển nằm về phía Bắc khu hành chính của Vườn. Mục tiêu xây dựng vườn sưu tập thực vật là nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát triển các nguồn gen thực vật quý hiếm hiện có tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập phục vụ cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục môi trường và du lịch sinh thái là mục đích quan trọng nhất. Chính vì vậy để xây dựng hoàn thiện vườn sưu tập thực vật trong thời gian từ tháng 7/2022 đến tháng 8/2023 chúng tôi đã tiến hành phúc tra danh mục thực vật tại đây. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là: Xác định và bổ sung thành phần loài và lập danh lục thực vật, đồng thời gắn bảng tên cây và mã QR giới thiệu các loài cây hiện hữu tại đây phục vụ công tác nghiên cứu, giáo dục môi trường, tham quan và du lịch sinh thái.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thực vật trên tuyến cố định: lập các tuyến điều tra trên các tuyến xây dựng có sẵn trong vườn thực vật, trên mỗi tuyến điều tra từ tâm ra 2 bên mỗi bên 25m. Các mẫu thu thập tại hiện trường được chụp ảnh, xử lý bằng cồn 70 độ, ép mẫu và sấy mẫu. Toàn bộ mẫu vật nghiên cứu được lưu giữ tại Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế của Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập.
Phương pháp kế thừa: từ các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về các loài thực vật, các tạp chí, sách chuyên khảo đã được công bố.
Phương pháp phân loại bằng hình thái: dựa vào đặc điểm sinh học của cây (lá, thân, rễ, nhựa mủ, cơ quan sinh sản…) phân tích định loại.
Phương pháp hình thái so sánh: sau khi phân loại bằng hình thái, chúng tôi so sánh đối chiếu với các tài liệu đã mô tả các loài như Cây cỏ Việt Nam, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tài nguyên cây gỗ Việt Nam
Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến của chuyên gia về các loài thực vật đã được định loại.
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 7/2022 đến tháng 8/2023 tại vườn thực vật.
Công trình đã thực hiện 4 đợt điều tra nghiên cứu ngoài thực địa trên 5 tuyến điều tra.
Đợt 1: tháng 7/2022 khảo sát tổng thể và điều tra trên tuyến A.
Đợt 2: Tháng 3/2023 điều tra trên tuyến A và B
Đợt 3: Tháng 6/2023 điều tra tuyến C.
Đợt 4: Tháng 8/2023 điều tra tuyến D và E
Kết quả và thảo luận
Danh lục thành phần loài thực vật bậc cao
Trong quá trình điều tra tại vườn thực vật thuộc VQG Bù Gia Mập, chúng tôi đã xác định được 178 loài thuộc 55 họ, 3 ngành thực vật bậc cao. Trong đó, ngành Dây Gắm có 3 loài, ngành Thông (Pinophyta) có 1 loài thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae) còn lại là ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 174 loài (chiếm 97,75%). Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), các họ có trên 10 loài là họ Dâu tằm (12 loài), họ Đậu (11 loài), họ Cà phê (11 loài), các họ có từ 5-10 loài là họ Long não (Lauraceae) có 09 loài; họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) 09 loài, họ Sim (Myrtaceae) 8 loài, họ Bồ hòn (Sapindaceae) có 8 loài, Họ Trúc đào (Apocynaceae) 8 loài, họ Na (Annonaceae) 7 loài, họ Xoan (Meliaceae) 7 loài, Họ Diệp hạ châu (Phyllanthaceae) 7 loài, họ Côm (Elaeocarpaceae) 5 loài, các họ còn lại có từ 1 đến 4 loài.
Bảng 1: Danh lục các họ thực vật và số lượng loài ở vườn thực vật,
Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
| Gnetophyta | Ngành dây gắm | |
1 | Gnetaceae | Họ Dây gắm | 3 |
| Pinophyta | Ngành thông | |
2 | Podocarpaceae | Họ kim giao | 1 |
| Magnoliophyta | Ngành ngọc lan | |
3 | Annonaceae | Họ Na | 7 |
4 | Aquifoliaceae | Họ Bùi | 1 |
5 | Myristicaceae | Họ Máu chó | 1 |
6 | Myrsinaceae | Họ Cơm nguội | 1 |
7 | Symplocaceae | Họ Dung | 1 |
8 | Lauraceae | Họ Re | 9 |
9 | Celastraceae | Họ Chóp máu | 1 |
10 | Icacinaceae | Họ Thụ đào | 2 |
11 | Dichapetalaceae | Họ A tràng | 1 |
12 | Ulmaceae | Họ Du | 1 |
13 | Moraceae | Họ Dâu tằm | 13 |
14 | Urticaceae | Họ Cây ngứa | 1 |
15 | Boraginaceae | Họ Vòi voi | 1 |
16 | Fagaceae | Họ Dẻ | 2 |
17 | Ochnaceae | Họ Mai | 1 |
18 | Dipterocarpaceae | Họ sao dầu | 4 |
19 | Theaceae | Họ Trà | 1 |
20 | Clusiaceae | Họ Bứa | 3 |
21 | Ebenaceae | Họ Thị | 1 |
22 | Flacourtiaceae | Họ Hồng quân | 2 |
23 | Datiscaceae | Họ Tung | 1 |
24 | Elaeocarpaceae | Họ Côm | 5 |
25 | Tiliaceae | Họ Đay | 2 |
26 | Sterculiaceae | Họ Trôm | 4 |
27 | Bombacaceae | Họ Gòn gạo | 1 |
28 | Malvaceae | Họ Bông | 1 |
29 | Euphorbiaceae | Họ ba mảnh vỏ | 9 |
30 | Phyllanthaceae | Họ diệp hạ châu | 7 |
31 | Pandaceae | Họ chanh ốc | 1 |
32 | Chrysobalanaceae | Họ cám | 1 |
33 | Fabaceae | Họ Đậu | 11 |
34 | Lythraceae | Họ Tử vi | 1 |
35 | Rhizophoraceae | Họ Đước | 1 |
36 | Combrataceae | Họ Bàng | 2 |
37 | Myrtaceae | Họ Sim | 8 |
38 | Cornaceae | Họ Quăng | 1 |
39 | Melastomataceae | Họ Mua | 2 |
40 | Rhamnaceae | Họ Táo | 1 |
41 | Menispermaceae | Họ Tiết dê | 1 |
42 | Lecythidaceae | Họ Chiếc | 2 |
43 | Burseraceae | Họ Trám | 3 |
44 | Anacardiaceae | Họ Xoài | 3 |
45 | Simarubaceae | Họ Thanh thất | 2 |
46 | Rutaceae | Họ Cam | 2 |
47 | Meliaceae | Họ Xoan | 7 |
48 | Sapindaceae | Họ Bồ hòn | 8 |
49 | Ixonanthaceae | Họ đát | 2 |
50 | Loganiaceae | Họ Mã tiền | 2 |
51 | Apocynaceae | Họ Trúc đào | 8 |
52 | Rubiaceae | Họ Cà phê | 11 |
53 | Bignoniaceae | Họ Quao | 4 |
54 | Verbenaceae | Họ Cỏ roi ngựa | 3 |
55 | Araceae | Họ Ráy | 3 |
Stt | Tên khoa học họ thực vật | Tên phổ thông | Số loài |
Các loài mới bổ sung vào Danh lục thực vật ở VQG Bù Gia Mập
Từ kết quả điều tra so sánh với bảng danh mục cập nhật mới nhất của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập do Phân Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng Nam Bộ cập nhật năm 2021 (Báo cáo thuyết minh Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc Bù Gia Mập giai đoạn 2021-2030 của Phân Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng Nam Bộ năm 2021), chúng tôi ghi nhận có 40 loài mới bổ sung vào danh mục thực vật của Vườn, Kết quả trình bày ở bảng 2
Bảng 2: Danh mục các loài thực vật bổ sung vào danh mục thực vật
VQG Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước
- 1
| Goniothalamus flagellistylus Tagane & V.S.Dang | Giác đế hòn bà | Annonaceae | | CR (DD) |
- 2
| Uvaria grandiflora Roxb. ex Hornem. | Chuối con chồng | Annonaceae | | |
- 3
| Ilex hirsuticarpa Tard. | Bùi lông phún | Aquifoliaceae | | |
- 4
| Cinamomum mairei Levl. | Quế bạc | Lauraceae | | |
- 6
| Litsea lancifolia (Roxb.ex Nees) Fern.-Vill. | Bời lời thon/bời lời lá mọc đối | Lauraceae | | LC |
- 7
| Lophopetalum wightianum Arn. | Ba khía | Celastraceae | VU A1 c,d | LC |
- 8
| Iodes cirrhosa Turcz | Dây mộc thông | Icacinaceae | | |
- 9
| Dichapetalum longipetalum (Turcz.) Engl. | A tràng lá dài | Dichapetalaceae | | |
- 10
| Ficus punctata Thunb | Sung bò | Moraceae | | LC |
- 11
| Poikilospermum suaveolens (Blume) Merr. | Rum thơm | Urticaceae | | |
- 12
| Cordia cochinchinensis G.Forst. | Tâm mộc | Boraginaceae | | |
- 13
| Lithocarpus dahuoaiensis Ngoc & L. V. Dung | Dẻ đạ hoai | Fagaceae | | CR (DD) |
- 14
| Lithocarpus harmandii (Hickel & A. Camus) A. Camus | Dẻ harmand | Fagaceae | EN A1c,d | |
- 15
| Diospyros brandisiana Kurz | Đỗ an | Ebenaceae | | |
- 16
| Elaeocarpus floribundus Blume | Côm nhiều hoa | Elaeocarpaceae | | |
- 17
| Endospermum chinense Benth | Vạng trứng | Euphorbiaceae | | |
- 18
| Chaetocarpus castanocarpus (Roxb,)Thwaites | Dạ nâu | Euphorbiaceae | | LC |
- 22
| Spatholobus parviflorus (Roxb. ex G.Don) Kuntze | Huyết đằng hoa nhỏ | Fabaceae | | LC |
- 23
| Syzygium siamense (Craib) Chantar. & J.Parn. | Trâm xiêm | Myrtaceae | | |
- 24
| Syzygium grande (Wight) Walp. | Trâm to | Myrtaceae | | |
- 25
| Syzygium lineatum (DC.) Merr. & L.M.Perry | Trâm khế | Myrtaceae | | |
- 27
| Ziziphus cambodiana Pierre | Táo cam bốt | Rhamnaceae | | |
- 29
| Aglaia grandis Korth. ex Miq. | Gội lớn | Meliaceae | | NT |
- 30
| Dysoxylum loureiroi (Pierre) Pierre ex Laness. | Huỳnh đường | Meliaceae | VU A1a,c,d +2d | |
-
| Walsura elata Pierre | Nhãn mọi cánh | Meliaceae | | |
- 31
| Lepisanthes amplifolia (Pierre) Leenh | Nhĩ đài cánh | Sapindaceae | | |
-
| Lepisanthes rubiginosa (Roxb.) Leenh. | Nhãn dê | Sapindaceae | | |
-
| Harpullia cupanioides Roxb. | Xơ | Sapindaceae | | LC |
- 32
| Ixonanthes reticulata Jack | Hà nu | Ixonanthaceae | | |
- 33
| Alstonia rostrata C. E. C. Fischer, Bull. | Móp lá đẹp | Apocynaceae | VU A1c,d | |
- 34
| Chilocarpus denudatus Blume | Thần quả trấn | Apocynaceae | | |
- 35
| Kibatalia laurifolia (Ridl.) Woodson | Thần linh lá quế | Apocynaceae | VU B1+2b,c | |
- 36
| Micrechites polyanthus (Blume) Miq. | Mần trày hoa cam | Apocynaceae | | |
- 37
| Willughbeia edulis Roxb. | Dây Guồi | Apocynaceae | | |
- 38
| Aganosma harmandiana Pierre ex Spire | Luyến hương | Apocynaceae | | |
- 39
| Gynochthodes proboscidea Pierre ex Pit. | Dây kim | Rubiaceae | | |
- t
| Psydrax dicoccos Gaertn. | Xương cá | Rubiaceae | VU A1 c, B1+2c | VU |
-
| Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston | Bút, Thanh thất | Simarubaceae | | |
-
| Strychnos ignatii Bergius | Mã tiền dây | Loganiaceae | | |
-
| Scindapsus officinalis (Roxb.) Schott. | Ráy thân to/Ráy dây lá lớn/Dây bá | Araceae | | |
TT | TÊN KHOA HỌC | TÊN PHỔ THÔNG | HỌ THỰC VẬT | SĐVN | IUCN |
Ghi chú:
- SĐVN: Sách đỏ Việt Nam năm 2007
- IUCN: Sách đỏ thế giới
Một số hình ảnh về các loài bổ sung cho danh mục thực vật
VQG Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước
Chilocarpus denudatus Blume (Thần quả trấn) | Lophopetalum wightianum Arn. (Ba khía) |
Lithocarpus dahuoaiensis Ngoc & L. V. Dung (Dẻ đạ hoai) | Lithocarpus harmandii (Hickel & A. Camus) A. Camus (Dẻ harmand) |
Willughbeia edulis Roxb. (Dây guồi) | Aganosma harmandiana Pierre ex Spire (Luyến hương) |
Harpullia cupanioides Roxb. (Xơ) | Alstonia rostrata C. E. C. Fischer, Bull. (Móp lá đẹp) |
Kibatalia laurifolia (Ridl.) Woodson (Thần linh lá quế) | Goniothalamus flagellistylus Tagane & V.S.Dang (Giác đế hòn bà) |
Kết luận
Điều tra thực vật bậc cao ở vườn thực vật Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước chúng tôi đã xác định được 178 loài thuộc 55 họ, 3 ngành thực vật bậc cao. Trong đó, ngành Dây Gắm (Gnetophyta) có 3 loài thuộc họ Dây Gắm (Gnetaceae) chiếm 1,7%, ngành Thông (Pinophyta) với 1 loài, thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae) chiếm 0,05% và ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 174 loài thuộc 53 họ, chiếm 97,75%. Công trình nghiên cứu đã bổ sung 40 loài (Bảng 2). Trong 40 loài bổ sung có 6 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) đó là các loài: Ba khía (Lophopetalum wightianum Arn.), Dẻ harmand (Lithocarpus harmandii (Hickel & A. Camus) A. Camus), Huỳnh đường (Dysoxylum loureiroi (Pierre) Pierre ex Laness.), Móp lá đẹp (Alstonia rostrata C. E. C. Fischer, Bull.), Thần linh lá quế (Kibatalia laurifolia (Ridl.) Woodson). Xương cá (Psydrax dicoccos Gaertn.). Ngoài ra còn có 2 loài dây leo có thể là loài mới hoặc ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam, đó là loài Mần trày hoa cam - Micrechites polyanthus (Blume) Miq. có thể là loài ghi nhận mới cho Việt Nam và loài Pyramidanthe sp, có thể là loài mới cho Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên hai loài này cần thu thập thêm dữ liệu cho đầy đủ để mô tả và công bố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần II. Thực vật, NXB Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội.
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi Trường, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội.
- Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Cây cỏ Việt Nam, Tập 1, 2, 3, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
- Phân Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng Nam Bộ (2021). Báo cáo cập nhật danh lục thực vật tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập năm 2021 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 3214/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước về Báo cáo thuyết minh Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc Bù Gia Mập giai đoạn 2021-2030).
- Lưu Hồng Trường, Lý Thọ, Khương Hữu Thắng (2010). Kiểm kê, xác định thành phần loài thực vật trong vườn sưu tập thực vật – Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập – Tỉnh Bình Phước.
- Lưu Hồng Trường, Nguyễn Quốc Đạt, Vương Đức Hòa, Võ Huy Sang, Lê Viết Thắng (2012). Báo cáo chuyên đề: Thực vật Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập.
- Lưu Hồng Trường, Kiều Đình Tháp, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Hữu Tuấn, Vương Đức Hòa, Khương Hữu Thắng, Võ Huy Sang (2012). Điều tra, khảo sát đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập và khu vực giáp ranh tỉnh Đắk Nông. Phần thực vật. Trung Tâm ĐDSH và Phát Triển (CBD). Viện Sinh Học Nhiệt Đới.
- Nguyen van Ngoc et all (2016). Lithocarpus dahuoaiensis (Fagaceae), a new species from Lam Dong Province, Vietnam. Tạp chí PhytoKeys 69: 23–30 .
- Shuichiro Tagane et all (2015). Goniothalamus flagellistylus Tagane & V. S. Dang (Annonaceae), a new species from Mt. Hon Ba, Vietnam. Tạp chí Phytokeys 50:1-8.
- Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
- Trung tâm Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001-2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập 1, 2, 3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
- Đối tác các khu bảo tồn và phát triển, 2003. Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các khu bảo tồn và phát triển.
- Bộ Khoa học và Công nhệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam (Phần II: Thực vật), Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
- IUCN, 2022. Red list of threatened species, Version 2022-2, Online material, Download at http://www.iucnredlist.org/.
Kiều Đình Tháp1 Vương Đức Hòa1 Đinh Quang Diệp2Bùi Thị Minh Thúy2
(1): Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập
(2) Sở Khoa học và Công nghệ Bình Phước.