Đa dạng linh trưởng phân bố tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Các loài linh trưởng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng vì chúng là loài chỉ thị đồng thời cũng góp phần vào phân tán các loài thực vật trong các khu rừng tự nhiên
Bộ Linh Trưởng bao gồm các loài động vật bậc cao có cấu tạo hình thái, tập tính gần gũi nhất với con người. Theo quan niệm của người Á Đông, Khỉ là loài vật linh thiêng xếp thứ 9 trong 12 con giáp, và xem chữ số “9” là số lớn nhất theo từng dãy chữ số mang lại hạnh phúc và nhiều may mắn. Theo Phương Tây, bộ Linh trưởng gọi là Primates, bắt nguồn từ gốc latinprimas”, có nghĩa là nhất, đứng đầu, cao cấp.


Chà vá chân đen trong lâm phần VQG Bù Gia Mập - Ảnh: Phan Văn Biên

Linh trưởng là những loài động vật nhanh nhẹn, có sự kết hợp khéo léo của các chi với sự thông minh, tháo vát và khả năng sáng tạo của khối óc, để sinh tồn, tiến hóa trong môi trường khắc nhiệt của tự nhiên. Được cho là hình thành cách đây ít nhất 65 triệu năm, và linh trưởng hóa thạch được phát hiện cổ nhất là Plesiadapis khoảng 55–58 triệu năm (Peter Tyson, 2008). Linh Trưởng là bộ động vật có vú thuộc giới động vật (Animalia), ngành động vật có dây sống (Chordata). Bộ Linh trưởng bao gồm cả loài người có 2 phân bộ bao gồm Phân bộ StrepsirrhiniPhân bộ Haplorrhini. Có khoảng 19 họ, hơn 431 loài phân bố rộng khắp trên thế giới.

* Phân bộ Strepsirrhini (Bộ Bán hầu), là những loài Linh trưởng mang các đặc điểm của các linh trưởng cổ, gồm các loài vượn cáo ở Madagascar, các loài Culi từ Ấn ĐộĐông Nam Á. Các loài này có thân hình bé nhỏ, hoạt động chủ yếu ban đêm, sống trên cây, di chuyển bằng tay và chân. Mắt, hố mắt to, có một lớp phản chiếu trong mắt, gọi là Lucidum tapetum, giúp chúng thấy tốt hơn vào ban đêm. Có 7 họ và khoảng 128 loài. Tuy nhiên, có một số họ đã tuyệt chủng, hoặc ít thông tin về loài như họ Oligopithecidae, Afrotarsiidae, Omomyidae

* Phân bộ Haplorrhini (Khỉ thực sự). Haplorhini bao gồm các loài khỉ lùn tarsier và simia (vượn người), Khỉ dạng người,Vượn, Linh trưởng lớn và con người… Hoạt động chủ yếu vào ban ngày (trừ khỉ  lùn tarsier, những con khỉ đêm). Hố mắt có chiều hướng lồi ra ngoài, có tầm nhìn rộng. Là loài ăn tạp, nhưng thức ăn chủ yếu là thực vật, tất cả đều bị mất chức năng của enzyme dùng để sản xuất vitamin C. Não của chúng lớn hơn các loài thuộc Strepsirrhines nhiều. Có khoảng 303 loài thuộc 12 họ, trong đó họ người (Hominidae) có 7 loài và loài người (Homo sapiens) có số lượng lớn nhất, phân bố trên khắp hành tinh.

Việt Nam có khoảng 25 loài và phân loài đã được ghi nhận thuộc 3 họ (trừ họ người): Họ cụ li(Loridae), Họ Khỉ(Cercopithecidae) Họ Vượn (Hylobatidae). Đặc biệt, Việt Nam có nhiều loài đặc hữu, không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trên thế giới như Vọoc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri), Vọoc cát bà (Trachypithecus poliocephalus)… Đây là một tài sản vô giá của nước ta và đang được bảo vệ một cách nghiêm túc. Tất cả các loài Linh trưởng phân bố ở Việt Nam đều nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007 và sách đỏ thế giới (IUCN Red list 2019).

Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập có 6 loài Linh trưởng thuộc 4 họ bao gồm Chà vá chân đen(Pygathrix nigripes), Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae), khỉ đuôi lợn(Macaca leonina), khỉ mặt đỏ(Macaca arctoides), khỉ đuôi dài(Macaca fascicularis ), và Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus).

Trong những năm qua, Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã thực hiện nhiều hoạt động để bảo tồn các loài linh trưởng. BQLVQG Bù Gia Mập đã phối hợp với các nhà khoa học thực hiện điều tra nghiên cứu đánh giá hiện trạng một số loài linh trưởng nguy cấp thuộc lâm phần vườn. Số liệu điều tra là cơ sở giúp cho BQLVQG Bù Gia Mập thực hiện các hoạt động bảo tồn khác bao gồm thực thi pháp luật và nâng cao nhận thức nhằm giảm thiểu tác động của các cộng đồng đến các loài linh trưởng.

Các loài Linh trưởng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên. Chúng không chỉ giúp phát tán hệ thực vật rộng rãi, chỉ thị cho “sức khỏe” sinh thái rừng, mà còn tạo nên sự đa dạng cho màu sắc của thiên nhiên, đồng thời góp phần mạnh mẽ vào các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên, sinh học, nhân chủng học, nghiên cứu lịch sử hình thành loài người hiện đại ngày nay và đặc biệt có một vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Á Đông. Vì vậy, các nhà khoa học và toàn xã hội đang có những quan tâm sâu sắc hơn đến các loài linh trưởng ở trên thế giới và Việt Nam.

VQG Bù Gia Mập đang cố gắng cùng toàn thể các nhà bảo tồn trong nước và ngoài nước thực hiện các giải pháp nghiên cứu bảo tồn hữu hiệu sự đa dạng sinh vật tại khu vực, trong đó bảo tồn Linh trưởng đang được thực hiện một cách tích cực. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên VQG Bù Gia Mập đang gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu xác định quần thể từng loài linh trưởng có tại Vườn. Do vậy, việc xây dựng chiến lược nhằm đưa ra được giải pháp bảo tồn một cách hiệu quả cho tất cả các loài linh trưởng sinh sống tại VQG Bù Gia Mập vẫn còn nhiều hạn chế.

Tác giả bài viết: Khương Hữu Thắng (PGĐ - Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật)