Trang nhất » Quản Lý Động Vật

Tên Việt Nam : Gấu chó
Tên Khoa Học : Helarctos malayanus (Raffles, 1821)
Sách đỏ VN : EN
Sách đỏ IUCN : VU
Nguy cấp - NĐ32 : IB
Nghành : Ngành có dây Sống Chordata
Lớp : Lớp Thú - Mammalia
Bộ : Bộ Ăn thịt - Carnivora
Họ Họ Gấu - Ursidae
Loài Gấu chó
Nội dung chi tiết
Mô tả: Gấu chó là loài thú cỡ lớn, nhỏ thua Gấu ngựa, nặng 50 - 100kg, dài thân 1000 -1400mm, dài đuôi 30 - 70mm. Gấu chó có thân hình béo tròn, trán rộng, tai tròn không vểnh cao như gấu ngựa. Chân trước và sau 5 ngón, vuốt nhọn cong khoẻ, chân trước đi vòng kiềng, đi bằng bàn. Dấu bàn chân sau có gót dài gần giống bàn chân trẻ em. Bộ lông mầu đen tuyền, ngắn, dày và tương đối mịn đều, không thô như gấu ngựa, ở mõm sáng vàng. Lông cổ ngắn không tạo bờm, có xoáy ở bả vai. Mõm ngắn, lông mõm màu trắng đục và vùng trắng rộng quá mắt. Lông trán và mặt sau vành tai mọc thành xoáy (khác với gấu ngựa).Yếm ngực hình chữ U mầu vàng nhạt, có trường hợp yếm ngực bị ngắt quãng, không thành chữ U rõ rệt. Đuôi rất ngắn, không nhô ra khỏi bộ lông.
Sinh học - Sinh thái học:
Gấu chó sống ở rừng thường xanh, rừng đầu nguồn, rừng khộp, chủ yếu ở những khu rừng lớn, đặc biệt là rừng trên núi đá vôi. Tuy hình dáng nặng nề nhưng gấu chó rất lanh lợi. Gấu chó leo trèo và bơi lội giỏi, rất thích tắm nước. Chúng không có tổ cố định mà thường ngủ, nghỉ ngơi hoặc làm tổ ở hốc cây, hoặc trên cây. Gấu chó sống độc thân, chỉ ghép đôi trong mùa động dục hoặc nuôi con. Gấu mang thai khoảng trên 3 tháng, đẻ mỗi năm 1 lứa, 2 - 4 con non, thường 2 con. Gấu con sống với mẹ 1,5 - 2 năm. Tuổi thọ: trong điều kiện nuôi tới 20 năm.
Trong tự nhiên gấu chó chủ yếu ăn thực vật: các loại quả hạt như hạt dẻ, quả sung, vả, quả cọ, chuối, ngô, măng tre, nứa… Chúng cũng ăn cá, mật ong, trứng chim và thịt động vật khác nếu có điều kiện. Gấu chó thường kiếm ăn đêm (nơi vắng có thể gặp chúng ăn ngày). Leo trèo giỏi. Chúng có thể trèo ra những cành nhỏ để hái quả. Trên đất, thỉnh thoảng Gấu chó đứng lên hai chi sau để quan sát các vật ở xa. Gấu chó ăn tạp. Trong nuôi nhốt Gấu chó có thể sử dụng nhiều loại thức ăn của người.
Phân bố:
Trong nước Gấu chó đã được thu mẫu ở các nơi như: Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tây Ninh. Gấu chó có phân bố dọc dãy Trường Sơn từ Lai Châu đến Tây Ninh. Tại Bù Gia Mập, Gấu chó phân bố hầu khắp trên lâm phần của Vườn, tuy nhiên chúng chủ yếu sống ở các khu rừng gỗ, rừng gỗ xen lồ ô.
Trên Thế giới Gấu chó phân bố ở các nước như: Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Inđônêxia (Xumatra, Borneo), Thái Lan, Malaixia.
Giá trị:
Gấu chó có giá trị dược liệu và da lông. Mật gấu được xem là vị thuốc qúy. Xương gấu dùng nấu cao, là thuốc bồi bổ sức khoẻ. Mỡ gấu, tay gấu cũng được dùng làm thuốc bổ.
Tình trạng bảo tồn:
Trước 1975, gấu chó khá phổ biến. Hiện nay, số lượng bị nghèo kiệt và vùng phân bố bị co hẹp nhiều do săn bắt và khai thác rừng. Hiện nay, tình trạng săn bắt và buôn bán gấu chó vẫn còn rất nghiêm trọng. Tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, năm 2010 các cán bộ Kiểm lâm của Vườn đã phát hiện, bắt giữ và giao cho công an xử lý vụ bẫy bắt 01 cá thể Gấu chó nặng khoảng 60kg.
Theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Gấu chó được xếp hạng ở mức độ: Nguy cấp (EN), theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP: Gấu chó thuộc Nhóm IB.
Theo Sách đỏ Thế giới (IUCN, 2009), Gấu chó được xếp hạng ở mức độ: Sẽ nguy cấp (VU).
Biện pháp bảo vệ:
Tuyệt đối nghiêm cấm săn bắn, bẫy bắt gấu trong thiên nhiên và buôn bán gấu trái phép, đảm bảo sinh cảnh an toàn nhất là trong các khu bảo vệ cho gấu sinh sống và phát triển. Tổ chức nhân nuôi gấu bán tự nhiên để góp phần nhanh chóng phục hồi trữ lượng gấu trong thiên nhiên và đáp ứng nhu cầu dược liệu của nhân dân.
 

Đang Online

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 4983

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 27155

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1735064

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập?

Nhiều thú lạ

Thực vật đa dạng

Cảnh quan đẹp

Cảnh quan xấu

Khác

Mùa quả chín