Trang nhất » Quản Lý Động Vật

Tên Việt Nam : Khỉ mặt đỏ
Tên Khoa Học : Macaca arctoides (I. Geoffroy, 1831)
Sách đỏ VN : VU
Sách đỏ IUCN : VU
Nguy cấp - NĐ32 : IIB
Nghành : Ngành có dây Sống Chordata
Lớp : Lớp Thú - Mammalia
Bộ : Linh trưởng - Primates
Họ Họ Khỉ Cựu thế giới Cercopithecidae
Loài Khỉ mặt đỏ
Nội dung chi tiết
Mô tả: Dài thân: 485 - 635mm, dài đuôi: 37 - 38mm, dài bàn chân sau: 145 – 177mm. Trọng lượng 8 - 12kg. Mặt phần lớn có màu đỏ. Lưng màu nâu đỏ tới nâu sẫm. Lông trên đỉnh đầu thường toả ra các phía xung quanh. Lông ở hai bên má toả ra phía sau. Khỉ mặt đỏ có đuôi to, ngắn, không quá 1/3 dài bàn chân sau. Phần dưới của bụng bao giờ cũng nhạt hơn phía trên. Dương vật của con đực trưởng thành dài khác thường. Điểm nổi bật là chai mông to, không có lông.
Sinh học - Sinh thái học: Khỉ mặt đỏ thường sống trong rừng già, trên núi đá và núi đất. Sống thành đàn 10 - 30 con, con đực to khỏe làm đầu đàn. Hoạt động kiếm ăn ban ngày, di chuyển trên cây và cả trên mặt đất. Thức ăn là lá, hạt và động vật kể cả côn trùng, chim và trứng. Sinh sản gần như quanh năm. Mỗi lứa đẻ 1 con. Thời gian mang thai 178 ngày. Tuổi thọ khoảng 30 năm.
Phân bố:
Việt Nam Khỉ mặt đỏ phân bố rộng khắp cả nước:
Trên Thế giới loài này phân bố ở Nam và Đông nam Á.
Giá trị:
Khỉ mặt đỏ có giá trị làm thuốc, khoa học, xuất khẩu.
Tình trạng bảo tồn:
Theo sách đỏ Thế giới IUCN, 2009: UV
Theo Sách đỏ Việt Nam (2007): UV
Nghị định 32/2006/NĐ-CP: IIB
Biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắn, bẫy bắt, buôn bán và nuôi nhốt
 

Đang Online

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 58

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 22230

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1730139

Thăm dò ý kiến

Bạn đã đến Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập chưa ?

Đến nhiều lần.

Đến 2 lần.

Đến 1 lần.

Chưa đến.

Sẽ đến.

Mùa quả chín