Trang nhất » Quản Lý Động Vật

Tên Việt Nam : Vượn đen má vàng
Tên Khoa Học : Nomascus gabriellae (Thomas, 1909)
Sách đỏ VN : EN
Sách đỏ IUCN : EN
Nguy cấp - NĐ32 : IB
Nghành : Ngành có dây Sống Chordata
Lớp : Lớp Thú - Mammalia
Bộ : Linh trưởng - Primates
Họ Họ Vượn-Hylobatidae
Loài Vượn đen má vàng
Nội dung chi tiết
Mô tả: Có bộ lông dày và mềm, có kích thước nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng 60-80cm. Con đực có màu đen, trên hai má có hai đám lông màu vàng nhạt, trên đỉnh đầu có đám lông dựng đứng như cái mào, trọng lượng thường từ 6 –10 kg. Đám lông trước ngực màu nâu, không phải màu đen, chân tay dài, không có đuôi. Con cái có màu lông không phải màu đen, lưng và đùi có màu vàng nhạt không phải xám hoặc nâu, có một túm lông màu đen thẳng đứng trên đỉnh đầu, trọng lượng trung bình từ 6 - 10 kg, lông ở ngực màu xám, lông quanh mặt thường màu vàng. Lông hai bên má thường thẳng ra phía ngoài.
Sinh học - Sinh thái học: Thích sống rừng già thường xanh trên đỉnh núi cao, kiếm ăn trên cây cao. Chúng  hoạt động ban ngày vào sáng sớm và chiều tối. Thường hay kêu hú vào sáng sớm. Vượn di chuyển chủ yếu bằng tay. Thức ăn là lá cây, chồi non, quả cây và côn trùng, trứng chim, chim non trong tổ. Tuổi sinh sản 7-8 tuổi. Hai năm đẻ một lần, mỗi lần đẻ một con.Vượn sống thành từng nhóm nhỏ như một gia đình: gồm một con đực già, 1 - 2 con cái.
Phân bố:
Việt Nam phân bố chủ yếu ở các tỉnh như: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ.
Trên thế giới phân bố ở Nam Lào và Đông Campuchia.
Giá trị:
Vượn đen má vàng có giá trị làm thuốc, làm vật mẫu, đối tượng nghiên cứu khoa học. Dùng để nuôi làm cảnh.
Tình trạng bảo tồn:
Theo sách đỏ Thế giới (IUCN, 2009: EN.
Theo Sách đỏ Việt Nam (2007): EN
Nghị định 32/2006/NĐ-CP: IB. Vượn đen má vàng (con cái)
 

Đang Online

Đang truy cậpĐang truy cập : 17


Hôm nayHôm nay : 1339

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 23511

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1731420

Thăm dò ý kiến

Bạn đã đến Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập chưa ?

Đến nhiều lần.

Đến 2 lần.

Đến 1 lần.

Chưa đến.

Sẽ đến.

Mùa quả chín