Trang nhất » Quản Lý Động Vật

Tên Việt Nam : Cầy mực
Tên Khoa Học : Arctictis binturong (Raffles, 1821)
Sách đỏ VN : EN
Sách đỏ IUCN : VU
Nguy cấp - NĐ32 : IB
Nghành : Ngành có dây Sống Chordata
Lớp : Lớp Thú - Mammalia
Bộ : Bộ Ăn thịt - Carnivora
Họ Họ Cầy - Viverridae
Loài Cầy mực
Nội dung chi tiết
Mô tả: Chiều dài thân khoảng từ 795-860 mm, dài đuôi từ 400 -714 mm, trọng lượng: 10 - 20kg. Mõm phớt trắng bạc. Tai nhỏ tròn có túm lông dài. Bộ lông có mầu đen tuyền toàn thân, trừ phần mõm phớt trắng. Cầy mực sống ở các tỉnh phía Nam phần phớt trắng lan lên đến lưng. Lông dài thô và xù. Đuôi rất dài, gốc đuôi lớn, nhỏ dần về mút đuôi; mút đuôi có thể uốn cong cuộn vào thân cây lúc leo trèo. Tai có chòm lông dài, viền tai mầu trắng. Bàn chân rất khoẻ, vuốt dài nhọn và sắc.
Sinh học – Sinh thái học: Thức ăn gồm nhiều loại quả cây và các động vật nhỏ sống trên cây như chim, chuột, côn trùng, rắn,…. Sống và hoạt động ở rừng già, rừng tái sinh tốt cạnh rừng già, những nơi hoang vắng. Chúng sống đơn độc, làm tổ ở hốc cây. Hoạt động kiếm ăn ban đêm, leo trèo giỏi, hoạt động chủ yếu trên cây, ít xuống mặt đất. Khi leo trèo Cầy mực dùng đuôi quấn vào cành cây để giữ thăng bằng. Trưởng thành sinh dục 2 - 3 tuổi, sinh sản hầu như quanh năm, thời gian mang thai 92 - 94 ngày, mỗi lứa đẻ 1 - 3 con, con sơ sinh nặng 400g.
Phân bố:
Việt Nam: Phân bố cả trong Nam và ngoài Bắc, miền Trung.
Thế giới: Cầy mực phân bố ở Nêpan, Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Thái lan, Lào, Cămpuchia.
Giá trị: Dược liệu, sản xuất mỹ phẩm.
Tình trạng bảo tồn:
Theo Sách đỏ Thế giới (IUCN, 2009): EN.
Theo Sách đỏ Việt Nam (2007):EN
Nghị định 32/2006/NĐ-CP: IB. 
 

Đang Online

Đang truy cậpĐang truy cập : 4


Hôm nayHôm nay : 509

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5396

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1741822

Thăm dò ý kiến

Bạn đã đến Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập chưa ?

Đến nhiều lần.

Đến 2 lần.

Đến 1 lần.

Chưa đến.

Sẽ đến.

Mùa quả chín