Trang nhất » Quản Lý Động Vật

Tên Việt Nam : Lợn rừng
Tên Khoa Học : Sus scrofa Linnaeus, 1758
Sách đỏ VN :
Sách đỏ IUCN :
Nguy cấp - NĐ32 :
Nghành : Ngành có dây Sống Chordata
Lớp : Lớp Thú - Mammalia
Bộ : Bộ Guốc chẵn - Artiodactyla
Họ Họ Lợn rừng- Suidae
Loài Lợn rừng
Nội dung chi tiết
Mô tả: Lợn rừng nặng 40 - 200kg, dài thân 1.350 - 1.500mm, dài đuôi 200 - 300mm. Thân ngắn, đầu lớn, ngực nở, phần mông nhỏ hơn phần đầu ngực. Bộ lông thô, cứng màu đen xám. Lông gáy dài, dày và rậm. Khi bị kích thích hàng lông này dựng lên trông con vật dữ tợn. Răng nanh thường phát triển to dài chìa ra ngoài môi khi con lợn trưởng thành. Lợn con có nhiều sọc vàng chạy dọc thân.
Sinh thái – Sinh thái học:
Lợn rừng sống trong tất cả các dạng sinh cảnh, từ rừng thứ sinh, rừng thưa, ven các nương rẫy... Không có nơi ở cố định.
Sống đàn 5 - 20 con, kiếm ăn đêm (từ chập tối đến gần sáng), ngày nghỉ trong các bụi rậm. Thích đằm mình trong vũng nước, vũng bùn. Mùa đông lợn làm tổ để nằm. Lợn rừng ăn tạp gồm các loại củ, quả giàu tinh bột, các loại quả cây rừng, măng tre nứa, chuối và nhiều động vật (nhái, ngóe, giun đất, ong…).
Lợn rừng sinh sản quanh năm, mang thai khoảng 4 tháng, đẻ mỗi năm một hoặc hai lứa, mỗi lứa 7 - 12 con. Lợn mẹ làm tổ đẻ rất chu đáo. Lợn con đẻ sau 30 phút có thể đi lại bình thường.
Phân bố:
Ở Việt Nam: Lợn rừng có mặt khắp các tỉnh miền núi và trung du, đây là loài duy nhất thuộc họ lợn Suidae phân bố ở nước ta.
Ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Lợn rừng phân bố trên hầu hết các tiểu khu thuộc lâm phần Vườn và chúng sống trên hầu hết các sinh cảnh rừng nhưng tập trung chủ yếu ở rừng lồ ô và sinh cảnh rừng ven suối.
Trên Thế giới: Lợn rừng phân bố ở châu Âu, châu Á và Bắc Phi.
Giá trị:Cho da lông, thực phẩm, ý nghĩa sinh thái.
Tình trạng bảo tồn:
Loài này chưa có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Cần đưa vào Sách đỏ Việt Nam và quản lý tốt nguồn lợi Lợn rừng.
Biện pháp bảo vệ:
Số lượng Lợn rừng ở nước ta còn tương đối nhiều. Ngành lâm nghiệp cần quản lý và sử dụng tốt nguồn lâm sản này để tăng nguồn thu nhập kinh tế. Cấm săn bắn, bẫy bắt, buôn bán trái phép Lợn rừng.
 

Đang Online

Đang truy cậpĐang truy cập : 4


Hôm nayHôm nay : 453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5340

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1741766

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập?

Nhiều thú lạ

Thực vật đa dạng

Cảnh quan đẹp

Cảnh quan xấu

Khác

Mùa quả chín