Trang nhất » Quản Lý Động Vật

Tên Việt Nam : Cheo cheo Nam dương
Tên Khoa Học : Tragulus javanicus (Osbeck, 1765)
Sách đỏ VN : VU
Sách đỏ IUCN : Chưa có
Nguy cấp - NĐ32 : IIB
Nghành : Ngành có dây Sống Chordata
Lớp : Lớp Thú - Mammalia
Bộ : Bộ Guốc chẵn - Artiodactyla
Họ Họ Cheo cheo-Tragulidae
Loài Cheo cheo Nam dương
Nội dung chi tiết
Mô tả: Cơ thể có thân dài khoảng 0,4 - 0,5m; trọng lượng trung bình 1300 - 2300g. Hình dạng nhìn bề ngoài hơi giống Hoẵng. Đực, cái đều không có sừng, không có tuyến trước ổ mắt, răng nanh mọc dài ngoài mép (của con đực dài hơn của côn cái), thiếu răng cửa trên. Chi rất mảnh, ngón 3, 4 phát triển. Bộ lông ngắn, mịn, đồng màu nâu đỏ ở mặt trên và mặt bên, thẫm ở dọc giữa lưng, nhạt dần ở hai bên, dọc gáy có vệt lông đen. Dưới cằm và họng có 2 vệt trắng chung gốc, 1 vệt dọc giữa tự do; đuôi lông xù, mặt trên màu giống lưng, mặt dưới trắng nhạt.
Sinh học - Sinh thái học:
Cheo cheo ăn lá, chồi, thân non, hoa, quả, hạt, củ, cỏ, nấm. Thức ăn ưa thích là quả. Ngoài ra Cheo cheo cũng ăn côn trùng (sâu, nhộng), xác động vật.
Về sinh sản: Cheo cheo ghép đôi vào tháng 9 - 12 hàng năm, đẻ từ tháng 1 - 9, đẻ nhiều vào tháng 5-7. Theo A. Asdell (1946) và Grasse, (1955) Cheo cheo mang thai 120 ngày, năm đẻ 1 lứa/1 con. Cheo cheo ưa sống đơn độc, chỉ ghép đôi thời kỳ động dục, hay ở rừng thưa, cũng có ở rừng già, ưa nơi bằng phẳng, khô ráo, có nhiều bụi rậm và có tầng cỏ quyết phát triển, trú ngụ trong các gốc cây to, bụi rậm. Hoạt động chủ yếu về đêm, từ 19h - 23h, mạnh nhất 20h - 22h. Nơi vắng cũng có thể gặp Cheo cheo vào buổi sáng ( 5h-7h).
Phân bố:
Ở trong nước: Cheo cheo phân bố từ Bắc chí Nam: Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Kontum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước.
Trên Thế giới: Cheo cheo phân bố ở Ấn Độ, Nam Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Malaisya, Inđônêxia (Sumatra, Java, Borneo).
Giá trị:
Cheo cheo là loài thú hiếm, dễ nuôi làm cảnh, nuôi ở các vườn thú, có giá trị về mặt khoa học, Cheo cheo là loài thú Móng guốc cổ nhất, chỉ còn tồn tại ở rừng nhiệt đới Đông nam châu Á.
Tình trạng bảo tồn:
Theo Sách đỏ Việt Nam (2007): VU.
Nghị định 32/2006/NĐ-CP: IIB.
Biện pháp bảo vệ:
Cheo cheo Nam dương hiện không còn nhiều, đề nghị cấm săn bắt, buôn bán trái phép loài này dưới mọi hình thức.
 

Đang Online

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 685

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5677

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1742103

Thăm dò ý kiến

Bạn đã đến Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập chưa ?

Đến nhiều lần.

Đến 2 lần.

Đến 1 lần.

Chưa đến.

Sẽ đến.

Mùa quả chín