Trang nhất » Quản Lý Động Vật

Tên Việt Nam : Chồn bay
Tên Khoa Học : Cynocephalus variegatus (Audeberd, 1799)
Sách đỏ VN : EN
Sách đỏ IUCN : EN
Nguy cấp - NĐ32 : IB
Nghành : Ngành có dây Sống Chordata
Lớp : Lớp Thú - Mammalia
Bộ : BỘ CÁNH DA-DERMOPTERA
Họ Họ Chồn dơi - Cynocephalidae
Loài Chồn bay
Nội dung chi tiết
Mô tả:  Đầu rộng, tai ngắn tròn hoặc tù. Mắt to, màu nâu đỏ hay nâu lục nhạt. Màng da nối từ cổ với chi trước, chi sau tới hết các ngón chân và bao phủ tới đầu mút đuôi. Lông trên lưng và mặt mang da màu xám tro với nhiều lốm đốm màu trắng nhạt. Lông bụng và mặt dưới màng da hung đỏ hoặc nhạt hơn, không có đốm. Con cái có màu xám, con đực màu sáng hơn chuyển dần sang màu nâu, thậm chí hơi đỏ. Chiều dài chi trước và chi sau gần bằng nhau, có 5 ngón. Các ngón chân nối nhau bằng màng da tới tận gốc vuốt chân. Đuôi dài chỉ bằng khoảng 1/3 dài thân.
Sinh học – Sinh thái học:
            Chồn dơi sống đơn lẻ trong các khu rừng nguyên sinh hay thứ sinh có nhiều cây gỗ to trên núi cao và vùng đất thấp. Chồn dơi hoàn toàn sống trên cây. Chúng bò  trên cây giỏi nhưng chậm, có thể bay liệng từ cây này sang cây khác với khoảng cách khá xa. Hoạt động vào ban đêm. Thức ăn là quả cây rừng, trứng chim và chim non. Chồn dơi nuôi trong chuồng bằng các loại quả mềm và rau xanh như: chuối, đu đủ, cam, soài, rau diếp... Làm tổ trong bọng cây to cao 20 - 50 m. Mùa sinh sản từ tháng 6 đến tháng 9. Mang thai khoảng 8 tuần. Đẻ mỗi lứa 1 con. Con sơ sinh yếu được nuôi trong túi do màng da ở phần đuôi tạo thành. Túi da mềm và ấm, con non sống trong túi đến khi tự lập. Con non chưa cai sữa, mẹ đã chửa lứa tiếp theo.
Phân bố:
Trên thế giới: ấn Độ, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Lào, Cămpuchia. Ở Việt Nam đã ghi nhận được ở các tỉnh: Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh…
Giá trị: Là loài thú có giá trị về bảo tồn nguồn gen quí hiếm, đã được đưa vào Sách đỏ Thế giới.
Tình trạng bảo tồn:
Hiện nay loài này đang lâm vào nguy cơ tuyệt chủng vì diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp. Theo sách đỏ thế giới IUCN 2009 xếp ở mức độ Nguy cấp (EN); Sách đỏ Việt Nam 2007 xếp ở mức độ Nguy cấp (EN). Theo NĐ số 32 xếp ở mức IB.
Biện pháp bảo vệ:
            Tăng cường công tác tuyên truyền nâng vai trò của người dân trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức pháp luật, bảo tồn động vật hoang dã ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng và loài. Xây dựng các biện pháp bảo tồn phát triển.
 

Đang Online

Đang truy cậpĐang truy cập : 2

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 1


Hôm nayHôm nay : 685

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5627

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1742053

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập?

Nhiều thú lạ

Thực vật đa dạng

Cảnh quan đẹp

Cảnh quan xấu

Khác

Mùa quả chín