Trang nhất » Tin Tức » Du lịch – Bảo tồn » Du lịch

Khám phá thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa cộng đồng

Thứ tư - 17/04/2013 11:02
Khám phá thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa cộng đồng

Khám phá thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa cộng đồng

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập là khu rừng chuyển tiếp từ Tây nguyên xuống vùng đồng bằng Đông nam bộ, với 2 kiểu rừng chính là rừng kín thường xanh và rừng nửa rụng lá trên đồi núi thấp có độ cao dưới 1000m so với mặt nước biển và có khu hệ động, thực vật phong phú với nhiều loài quý hiếm: Voi, hổ, báo hoa mai, báo gấm, bò tót, nai, Vượn đen má vàng, chà vá chân đen, hồng hoàng...vv và nhiều loài thực vật: Gõ đỏ, cẩm lai, dáng hương, kim giao....vv và hơn 70 loài lan rừng. Bên cạnh vẻ đẹp về cảnh quan, các loài động, thực vật phong phú, thì sự đa dạng về các nhóm dân tộc ở đây sẽ giúp du khách có một chuyến đi thú vị khi khám phá về thiên nhiên và con người ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
Ngày 1,2: Thăm quan một số cảnh quan ở khu vực Văn phòng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập:
  • Hồ hoa mai: Được hình từ một nhánh suối nhỏ, nó bắt nguồn từ khu vực 3 chòi ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, có diện tích khoảng 10 ha, với những cây hoa mai rừng nở rực rỡ vào dịp tết nguyên đán.

Ảnh: Hồ hoa mai ở Vqg Bù Gia Mập
  • Vườn thực vật: Vườn quy tập thực vật vật có diện tích khoảng 50ha, đến đây các bạn sẽ được ngắm nhìn và thưởng thức nhiều hàng trăm loài thực vật quý hiếm ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập: Khu cây họ dầu, họ bằng lăng, gõ đỏ, kim giao, trâm đỏ …vv rất đẹp và thú vị. 
 
Ảnh: Vườn Quy tập thực vật
  • Vườn quy tập hoa lan: Vườn có hơn 70 loài hoa lan ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, đến nơi đây bạn sẽ có một cái nhìn tổng thể về các loài hoa lan của Vườn, với nhiều loài lan quý hiếm: Lan Thủy tiên, dáng hương, kim điệp, tổ yến, báo hỷ, bạch tuyết, hổ bì …vv

Ảnh: Lan Thủy tiên

Ảnh: Lan Báo hỷ
  • Điểm cuối của đường ống dẫn dầu 4990km: Đường ống dẫn dầu được xây dựng từ thời kháng chiến chống Mỹ, với điểm đầu tiên bắt nguồn từ Lạng sơn và Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, với chiều dài 4990km, vượt qua nhiều cánh rừng, khu vực từ bắc chí nam và kết thúc ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, công trình này xây dựng nhằm cung cấp xăng dầu cho xe cộ phục vụ trong cho chiến trường miền nam, nhờ công trình thế kỷ này mà nhiều lít xăng dầu đã được cung cấp cho chiến trường Miền Nam, một yếu tố giúp cho quân và dân ta giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Hiện nay vẫn còn lưu lại đường ống dẫn dầu, những thùng phi đựng xăng dầu bằng sắt thép từ thời chống Mỹ.
 
Ảnh: Bia tưởng niệm điểm cuối đường ống dẫn dầu 4990km do tổng cục hậu cần xây dựng năm 2009

Ảnh: Đường ống dẫn dầu còn sót lại ở VQg Bù Gia Mập từ thời kháng chiến chống Mỹ
  • Hành trình trên con đường DT741: Đường DT741 được xây dựng khoảng từ năm 1950 -1954, thời kháng chiến chống pháp, là con đường xuyên vào vùng lõi của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập và nối với tỉnh Đắk Nông: Trên con đường này bạn sẽ được khám phá thế giới thực vật và động vật của núi rừng nơi đậy và một số hang động như: hang đá, hang nai.


Một số hình ảnh về hang đá ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập


Một số hình ảnh về hang Nai ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
  • Thăm cuộc sống của các anh Kiểm lâm trạm số 2: Đoàn dừng chân tại Chốt kiểm lâm số 2, nghỉ ngơi 10 phút. Xuất phát xuống suối Đăk Ca. Trên tuyến du khách được hòa mình vào rừng tự nhiên, đi qua nhiều sinh cảnh rừng của Vườn được chiêm ngưỡng và được HDV hướng dẫn về các loài động thực vật bắt gặp trên tuyến với nhiều loài động thực vật quí hiếm như : Voọc Chà Vá – loài vật được mệnh danh là loài đẹp nhất trong thế giới của các loài linh trưởng, ngắm nhìn những chú Vượn đen má vàng đang chuyền cành 1 cách điêu luyện như những viên xiếc…những cây Gõ đỏ, Cẩm lai, Dáng hương…những cây Dầu dái, Sao đen với đường kính cả chục người ôm, những loài thực vật được người bản địa dùng làm các vị thuốc chữa bệnh và hay sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày…

Ảnh: Chà vá chân đen bắt gặp trên tuyến thăm quan

Ảnh: Vượn đen má vàng ở VQg Bù Gia Mập

Ảnh: Chim hồng hoàng - một loài chim đẹp và quý phái ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
Và còn rất nhiều loài động vật quý hiếm khác các bạn có thể gặp trong chuyến đi. Dưới đây là một số sinh cảnh rừng và cây gỗ quý hiếm chúng ta được tìm hiểu và chiêm ngưỡng trong chuyến hành trình này.
Ảnh: Cây gõ đỏ đang đơm chồi nảy lộc

Ảnh: Rừng khu vực suối Đắk Ca
Tới suối Đắk Ca các bạn có thể tắm suối, tham gia các trò chơi tập thể, bắt cá …vv
 

Ảnh: Du khách tham gia trò chơi bắt cá ở suối Đắk Ca

Ảnh: Du khách tắm suối Đắk Ca
Ngoài ra các bạn có thể đi coi thú ban đêm và ngắm những chú lưỡng cư bò sát, thú hoạt động vào ban đêm tại khu vực này : Rồng đất, ếch cây, rắn lục, bò tót, nai….vv

Một số hình ảnh về bò sát - lưỡng cư ở VQg Bù Gia Mập

Ảnh: Loài Cu li - một loài thú chuyên hoạt động ban đêm ở VQg Bù Gia Mập

Ảnh: Loài bò tót - một loài thú quý hiếm ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
Ngày 3: THĂM LÀNG DÂN TỘC – TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG.
 
Vườn Quốc gia Bù Gia Mập nằm trên 3 xã vùng đệm, với khoảng 16 dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu là người S’tiêng và M’nông. Đến nơi đây các bạn sẽ được hòa mình vào cuộc sống của những người dân địa phương và tìm hiểu nhiều nét truyền thống lâu đời của họ: Đan lát, dệt thổ cẩm, tham gia vào các lễ hội đâm trâu, cúng lúa mới, đặc biệt là được thưởng thức nhiều món ăn ngon do người dân địa phương nấu: Canh thục, canh bồi, cơm lam, thịt nướng …vv. Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc sống của người dân địa phương ở vùng đệm của Vườn.

Ảnh: ngôi nhà truyền thống của người S'tiêng, M'nông

Ảnh: Về một số tố đựng rượu cần của người địa phương

Ảnh: Ông già làng và một số sản phẩm đan lát đã hoàn thành

Hình ảnh: Gùi của người dân địa phương: "Gùi thường dùng trong sinh hoạt hằng ngày của người địa phương: Để đựng thóc lúa, bắp …vv
khi đi làm – nó được người dân đan bằng ống nứa hay ống lồ ô, mây"

Ảnh: Về nghề dệt và một số sản phẩm dệt đã hoàn thành của người dân địa phương

Một số hình ảnh về sản phẩm và cuộc sống người dân trên con suối Đắk Mai

Ảnh: Suối Đắk Mai

Ảnh: Một số hoạt động và món ăn truyền thống của người dân địa phương
- Các bạn muốn thăm quan du lịch có thể liên hệ
- Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường rừng: 06513.724.235 hoặc anh Kiều Đình Tháp: 0989.218.912

Tác giả bài viết: Admin- Kiều Tháp

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thực vật

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn