Trang nhất » Tin Tức » Du lịch – Bảo tồn » Giáo dục Bảo tồn

THAM GIA BẢO VỆ RỪNG, NGƯỜI DÂN ĐƯỢC HƯỞNG LỢI

Thứ tư - 15/04/2015 17:05
THAM GIA BẢO VỆ RỪNG, NGƯỜI DÂN ĐƯỢC HƯỞNG LỢI

THAM GIA BẢO VỆ RỪNG, NGƯỜI DÂN ĐƯỢC HƯỞNG LỢI

          Vườn Quốc gia Bù Gia Mập là khu rừng nguyên sinh lớn nhất tỉnh Bình Phước, là khu vực vùng sâu vùng xa có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Cuộc sống người dân vùng đệm VQG Bù Gia Mập còn gặp rất nhiều khó khăn, và phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, đặc biệt là những hộ dân nghèo, những hộ dân sống giáp ranh với Vườn. Tuy nhiên việc người dân địa phương vào rừng để thu hái lâm sản là trái pháp luật và chưa được phép, điều này đã gây ra xung đột giữa những người quản lý và cộng đồng. Vì vậy để giúp những hộ dân này ổn định cuộc sống, và thúc đẩy sự tham gia của họ trong việc bảo vệ và phát triển rừng, Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Thực hiện các chính sách này của Chính phủ, đến nay Ban quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập đã giao khoán bảo vệ rừng cho các đơn vị và nhiều cộng đồng thuộc các xã vùng đệm của Vườn. Và được người dân hưởng ứng rất cao.
            Từ năm 2009, Ban quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập đã thu hút được 9 cộng đồng và 4 đồn biên phòng đóng chân trên địa bàn tham gia bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng từ các xã vùng đệm của Vườn, với hơn 300 lao động. Người dân tham gia bảo vệ rừng ngoài tiền công khoán bảo vệ rừng, mỗi cộng đồng còn được sử dụng một số lâm sản phụ để phục vụ đời sống cho bản thân và gia đình mà không làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng của Vườn. Nhận thấy việc giữ rừng mang lại lợi ích lâu dài, có nguồn thu ổn định nên cộng đồng địa phương tham gia nhiệt tình. Hàng năm rất nhiều người dân đăng ký tham gia bảo vệ rừng, lực lượng bảo vệ rừng ngày một đông hơn, người tham gia có trách nhiệm cao trong công tác tuần tra bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Nhờ vậy những năm gần đây rừng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập được bảo vệ hữu hiệu, không bị cháy rừng,  không có hiện tượng phá rừng làm nương rẫy, hạn chế tối đa nặn săn bắt thú rừng và khai thác lâm sản, hệ sinh thái rừng được bảo vệ và phục hồi hiệu quả.
            Từ năm 2011 Ban quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập bắt đầu thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ – CP thì các đơn vị, cộng đồng nhận khoán được hưởng lợi thêm từ các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng chi trả hàng năm. Đó là các nhà máy thủy điện, nhà cung cấp nước sạch sử dụng nguồn nước do Vườn quốc gia Bù Gia Mập cung ứng để tạo thương phẩm. Những đối tượng này phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng, với các nhà máy thủy điện phải trả 20đ/kwh điện thương phẩm, đối với nhà cung cấp nước sạch phải chi trả 40đ/m3 nước. Từ năm 2015, Ban quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng thu được từ các đối tượng trên để trả tiền công nhận khoán bảo vệ rừng cho các đơn vị, cộng đồng. Như vậy ngoài nguồn hỗ trợ của Quyết định 24/2012/ NĐ – CP là 70.000 đồng/ha/năm thì các cộng đồng nhận khoán còn được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng 230.000 đồng/ha/năm nâng số tiền khoán bảo vệ rừng lên 320.000 đồng/ha/năm. Trung bình mỗi tháng người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng có mức thu nhập từ 2.000.000 đồng đến 2.200.000 đồng. Do đó đời sống người dân tham gia bảo vệ rừng được cải thiện, họ an tâm tổ chức luân phiên trong cộng đồng để tuần tra bảo vệ rừng một cách hiệu quả nhất.
Một số hình ảnh hoạt động của các cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng


Ảnh: Cộng đồng thôn 3 tuần tra bảo vệ rừng


Ảnh: Cộng đồng họp xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng


Ảnh: sinh cảnh rừng lá rộng ở VQg Bù Gia Mập

Tác giả bài viết: Nguyen Thuy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn