Hai con gấu chó (Helarctos malayanus) tại Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo. Vấn nạn giết gấu lấy mật trong hoang dã hầu như không kiểm soát được. Gấu chó hiện đã tuyệt chủng tại Singapore và đang bị đe dọa tuyệt chủng ở Bangladesh và Trung Quốc - Ảnh: Luong Thai Linh/EPA |
Tờ The Straits Times (Singapore) ngày 7-2 đưa tin Hội nghị cấp cao có chủ đề “Towards Zero Poaching in Asia” (Tạm dịch Hướng tới dập tắt săn bắn trộm ở châu Á) được đồng tổ chức bởi Bộ Bảo tồn rừng và tài nguyên đất Nepal (MFSC) và nhóm bảo tồn tại Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF).
13 quốc gia tham dự hội nghị này là Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Nga, Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Nepal, Ấn Độ, Bhutan và Lào.
Báo cáo cho biết tác động của săn bắn trộm động vật hoang dã dẫn đến tàn phá “đa dạng sinh học” các vùng rừng châu Á, đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Nhiều loài tại khu vực này bị đe dọa tuyệt chủng hơn cả khu vực châu Phi.
Các loài hổ, voi, tê giác, gấu chó và tê tê bị đe dọa nghiêm trọng nhất vì nhu cầu lấy da, ngà, sừng, mật và vảy của chúng phục vụ cho nhu cầu y học cổ truyền ngày càng tăng cao.
Nepal - đơn vị chủ nhà tổ chức hội nghị - hiện chỉ còn khoảng 200 con hổ, 534 con tê giác và 150 con voi hoang dã.
Săn bắn trộm là mối đe dọa lớn nhất đối với loài hổ. Hiện trên thế giới còn chưa đầy 3.200 con trong hoang dã - Ảnh: Getty Images |
Hiện còn chưa đầy 4.000 con tê giác trên khắp châu Á do tệ nạn giết lấy sừng - Ảnh: EPA |
“Hội nghị này là sự khởi đầu hướng tới dập tắt vấn nạn săn bắn trộm diễn ra trên khắp châu Á” - ông Mike Baltzer, trưởng nhóm Sáng kiến bảo tồn hổ của WWF - nói.
Theo zeenews.india.com, hội nghị thông qua các cam kết bao gồm hành động nhanh chóng và quyết liệt; phối hợp giữa các bên có liên quan và tại các khu vực biên giới; áp dụng các phương pháp chống săn trộm; tăng cường công tác đào tạo và huấn luyện cho lực lượng kiểm lâm và các nhân viên tiền tuyến.
“Chúng ta không thể để bọn tội phạm săn trộm tiếp tục lộng hành được nữa. Chúng ta chỉ có thể giành chiến thắng chống bọn săn trộm nếu các quốc gia châu Á thành lập mặt trận thống nhất chung” - ông Tika Ram Adhikari, giám đốc phụ trách bộ phận Bảo tồn động vật hoang dã và tài nguyên đất Nepal - bày tỏ quyết tâm.
Hươu xạ Siberi được tìm thấy được trong các cánh rừng miền núi Afghanistan, Bhutan, Ấn Độ, Myamar, Nepal và Pakistan. Sản phẩm “tuyến mùi hương” của hươu xạ - được sử dụng trong ngành chế biến nước hoa - bị cấm kinh doanh thương mại quốc tế theo Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp CITES - Ảnh: Giovanni Giuseppe Bellani/Alamy |
Tác giả bài viết: Kieu Thap
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 9
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 7
Hôm nay : 67
Tháng hiện tại : 9927
Tổng lượt truy cập : 2019995