Trang nhất » Tin Tức » Du lịch – Bảo tồn » Giáo dục Bảo tồn

Vườn quốc gia Bù Gia Mập: Tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức luật bảo vệ và phát triển rừng cho cộng đồng vùng đệm năm 2013

Thứ năm - 07/11/2013 21:34
Vườn quốc gia Bù Gia Mập: Tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức luật bảo vệ và phát triển rừng cho cộng đồng vùng đệm năm 2013

Vườn quốc gia Bù Gia Mập: Tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức luật bảo vệ và phát triển rừng cho cộng đồng vùng đệm năm 2013

Ngày 01 tháng 11 năm 2013, được sự cho phép của Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Trung tâm Giáo Dục Môi Trường và Dịch Vụ Môi Trường Rừng đã tổ chức hội thi tìm hiểu về Luật bảo vệ và phát triển rừng cho Cộng đồng của xã Bù Gia Mập năm 2013, về dự cuộc thi có Ban giám đốc Vườn, UBND xã, Hạt Kiểm lâm Rừng Đặc dụng VQg Bù Gia Mập, Kiểm lâm địa bàn và 8 đội chơi của 8 thôn, cộng đồng đó là các đội: Thôn Cầu Sắt, Đắk Côn, Bù Lư, Bù Dốt, Bù Rên, Đắk Á, Bù La, Bù’R Nga.
Mục đích của hội thi này: Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể người dân địa phương về một số điều luật, nghị định có liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy sức mạnh của quần chúng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về bảo vệ rừng, PCCCR; Tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa cán bộ Vườn quốc gia với người dân địa phương, từ đó xây dựng lòng tin vững chắc của nhân dân vào lực lượng bảo vệ rừng


Ảnh: Ông Nguyễn Đại Phú - Giám đốc - Kiêm Hạt trưởng hạt kiểm lâm rừng đặc dụng VQg Bù Gia Mập phát biểu khai mạc hội thi
Hội thi trải qua 4 phần thi với nhiều thể loại và nội dung phong phú. Mở đầu là phần thi “tiểu phẩm tuyên truyền”, 8 đội chơi đã thể hiện phần dự thi năng khiếu của mình bằng các tiểu phẩm kịch kịch mang thông điệp bảo vệ rừng hết sức cảm động, thực tế và đầy ý nghĩa.


Ảnh: Đội Vượn đen má vàng thể hiện tiểu phẩm "Buổi họp đonà về công tác Bảo vệ rừng"
Tiểu phẩm của đội Vượn đen má vàng (Cộng đồng thôn 8) đã nói đến việc con người đã tàn phá sinh cảnh rừng, săn, bắn, bẫy bắt động vật dẫn đến nơi ở của các loài bị thu hẹp, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, ngoài ra việc phá rừng còn gây ra lũ lụt, hạn hán, làm mất cân bằng sinh thái…vv ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, môi trường sống của chúng ta và con cháu. Qua tiểu phẩm đội Vượn đen má vàng mong muốn mọi người hãy cùng nhau bảo vệ rừng, bảo vệ sự bình yên của các loài động vật hoang dã.


Ảnh: Đội Chim Hồng hoàng biểu diễn tiểu phẩm "Bác Thợ săn và Chim Hồng Hoàng"
Tiểu phẩm là 1 câu chuyện kể về Bác thợ săn và chim Hồng hoàng: Vì ko hiểu giá trị của loài chim này và các động vật khác trong tự nhiên, nên Bác thợ săn đã giết không ít muông thú, chim hồng hoàng. Tuy nhiên khi được giải thích và biết được giá trị của rừng, của các loài động vật thì Bác thợ săn đã từ bỏ việc săn bắn và ra sức bảo vệ họ hàng của các loài động vật, chim thú trong tự nhiên. Qua tiểu phẩm mong muốn mọi người hãy chung tay bảo vệ các loài động vật của chúng ta. “Hãy nói không với thịt thú rừng”


Ảnh: Đội Nấm Linh chi thể hiện tiểu phẩm "Tiền mất tật mang"
Tiểu phẩm nói Về việc người dân thường đi hái nấm linh chi để về bán kiếm tiền, uống ….vv với mong muốn chữa được nhiều bệnh. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Việc sử dụng nấm linh chi không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra việc thu hái nấm sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, ảnh hưởng đến nơi ở của các loài thực vật, động vật khác. Đặc biệt việc xâm nhập rừng trái phép sẽ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Không chỉ vậy họ còn bị kiểm lâm bắt giữ, phạt tiền. “Tiền mất tật mang”. Qua tác phẩm muốn nhắn gửi tới mọi người hãy có ý thức trong việc bảo vệ rừng. “Tất cả mọi loài động vật, thực vật ở trong rừng đều có tầm quan trọng nhất định


Ảnh: Đội Rác thải thể hiện tiểu phẩm "Thải mà không thải"
Tiểu phầm “Thải mà không thải” là một tiểu phẩm rất sinh động, với những trang phục được thiết kế từ rác thải như: túi ni long, lon bia …vv rất hấp dẫn và xinh xắn. Qua tiểu phẩm đội Rác thải muốn nhắn gửi tới mọi người hãy biết phân loại rác thải, và tái chế sử dụng chúng. Ngoài ra chúng ta không vứt rác bừa bải mà phải đổ rác đúng nơi quy định, để cho bầu không khi, môi trường sinh thái của chúng ta ngày càng xanh – sạch – đẹp.


Ảnh: Đội Tê tê biểu diễn tiết mục "Chuyện nhà Ông mắn"
Với tiểu phẩm “Chuyện nhà Ông Mắn”. Tiểu phẩm nói về gia đình nhà Ông Mắn, Ông Mắn có một người vợ rất chăm chỉ, nhưng chồng “Ông Mắn” rất lười làm, chỉ biết rượu chè và đi rừng khai thác gỗ săn bắn, cách đây mấy năm khi ông đi rừng ông đã bị cây đè nhưng không chết. Vẫn chứng nào tật đó vẫn cứ Uống rượu không đỡ đần vợ còn, mà chỉ mơ mộng làm giàu một cách không chính đáng đó là xâm nhập rừng trái phép. Một ngày nọ Ông vào rừng đễ bẫy thú, thì bị kiểm lâm bắt được, bị giam và được các anh Kiểm lâm và cán bộ VQg Bù Gia Mập tuyên truyền. Từ đó Ông không vào rừng, mà ở nhà tu chí làm ăn. Gia đình ngày càng trở nên khấm khá, hạnh phúc.


Ảnh: Đội Cu li thể hiện tiểu phẩm "Đốt rừng"
Tiểu phẩm nói là Câu chuyện kể về vợ chồng nhà nọ, có rẫy gần Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Do không có ý thức cao trong việc phòng cháy, nên khi đốt nương đã để cháy lan sang Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. đã bị kiểm lâm bắt giữ.  Và được các anh Kiểm lâm tuyên truyền, giải thích về tác hại của việc cháy rừng, từ đó vợ chồng mới hiểu cháy rừng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái, môi trường sống của mọi người xung quanh. Qua câu chuyện mong rằng mọi người hãy có ý thức trong việc phòng cháy và chữa cháy rừng để rừng mãi xanh tốt, Bầu không khí của chúng ta được trong lành, môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.


Ảnh: Đội Khỉ mặt đỏ hoàng biểu diễn tiết mục "Chuyện nhà Ông tài"
Chuyện kể về Gia đình Ông Tài: Ông tài làm thợ săn, thỉnh thoảng ông lại vào rừng để săn bắn thú, sau đó về nhà là nhậu nhẹt, không biết lo cho vợ cho con. Một ngày nọ, Ông vào rừng săn bắn, khai thác gỗ, thì bị lực lượng bảo vệ rừng và Kiểm lâm bắt giữ. Làm cho vợ con lo lắng, còn bị phạt nữa. Tuy nhiên trong lần bị bắt Ông đã được các anh Kiểm lâm tuyên truyền và cán bộ Vườn Quốc gia Bù Gia Mập hướng dẫn cách làm ăn. Từ đó Ông bỏ hẳn việc săn thú, để ở nhà chi tú làm giàu một cách chính đáng và lương thiện.

Tiếp theo chương trình là phần thi thứ 2 mang tên “Câu hỏi trắc nghiệm”, ở phần thi này các độic chơi sẽ có 15 câu hỏi trắc nghiệm với nội dung là những điều luật, nghị định …vv có liên quan đến công tác Bảo vệ rừng. Vì vậy các đội chơi phải nắm vững những kiến thức về luật có liên quan đến công tác Bảo vệ rừng, đặc biệt là nghị định 99/2009/CP và luật hình sự.
Một số hình ảnh của các đội chơi trong phần thi này


Ảnh: Đội Tê tê và đội Rác thải trong phần thi "Câu hỏi Trắc nghiệm"



Ảnh: Đội Vượn đen má vàng trong phần thi "Câu hỏi trắc nghiệm"
Phần thi kế tiếp là phần thi “Ô chữ bí mật”, phần này là 1 trong những phần thi rất gây cấn, phải giải hết từ hàng ngang, các đội chơi mới tìm ra “Từ Khóa” của ô chữ. Có những đội chơi nghĩ ra đáp án, nhưng không kịp thời gian, còn có những đội chơi biết giai điệu của bài hát đó, nhưng không nghĩ được tên bài hát là gì, chỉ khi đồng hồ báo hết giờ thì đội chơi mới nghĩ ra, nên có những bạn đã rớt nước mắt vì tiếc nuối và có những đội chơi tìm ra từ khóa của Ô chữ, vì sung sướng nên cũng rớt nước mắt. Một phần thi thực sự đem lại nhiều cảm xúc cho các đội chơi.


Ảnh: Đội Cu li trong phần thi "Ô chữ bí mật"



Tiếp theo là phần thi cho “Khán giả” Các câu hỏi đều được khán giả trả lời đúng hết, các bạn đã rất vui sướng khi trả lời đúng và nhận được quà của ban tổ chức cuộc thi.
Tiếp theo là Phần Thi “Về Đích – Phần thi Xử lý tình huống”. Phần thi này ban tổ chức ra các tình huống, sau đó các đội chơi chọn tình huống và suy nghĩ trả lời.


Ảnh: Đội khỉ mặt đỏ trong phần thi Về đích - Xử lý tình huống



Ảnh: Đội Vượn đen má vàng trong phần thi về đích
Kết quả, ban tổ chức trao giải xuất sắc nhất cho đội Cu Li, về nhì là các thí sinh của đội Chim Hồng Hoàng , giải 3 là thí sinh của đội Rác Thải, giải khuyến khích là các thí sinh của đội Vượn đen má vàng.


Ảnh: Ông Cao Ngọc Long phó giám đốc VQg Bù Gia Mập trao giải nhất của cuộc thi cho đội Cu li



Ảnh: Ông Lê Công Sự - Phó Hạt trưởng hạt kiểm lâm rừng đặc dụng VQg Bù Gia Mập trao giải nhì của cuộc thi cho đội Khỉ mặt đỏ



Ảnh: Ông Lê Nguyên Khoa - Kiểm lâm địa bàn xã trao giải ba và giải khuyến khích cho đội Rác thải và đội Vượn đen má vàng
Với hình thức “Vui chơi không quên nhiệm vụ là Bảo vệ rừng” hội thi thật sự là một sân chơi vui, bổ ích và ý nghĩa trong việc tìm hiểu về luật Bảo vệ rừng – bảo vệ môi trường cho cộng đồng, giúp người dân bổ sung, nâng cao nhận thức và thái độ trong sự nghiệp bảo vệ rừng, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập, tìm hiểu Luật bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường.
 



Ảnh: Chụp ảnh kỷ niệm kết thúc hội thi tìm hiểu về luật bảo vệ rừng cho Cộng đồng năm 2013 tại VQg Bù Gia Mập
Qua cuộc thi cho thấy người dân đã phần nào hiểu được vai trò và giá trị của rừng – Vườn Quốc gia Bù Gia Mập là rất quan trọng đối với môi trường cuộc sống của con người chúng ta, và họ đã có những kiến thức nhất định về các điều luật, nghị định …vv có liên quan đến công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Người dân hy vọng sẽ có nhiều chương trình cuộc thi như thế này để tuyên truyền rộng rãi đến mọi tầng lớp trong xã hội cùng tham gia bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập nói riêng mãi bền vững và phát triển.
 

Tác giả bài viết: Kiều Tháp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: bù gia

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn