Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Hợp tác » Động vật

Đa dạng các loài bò Sát - Ếch nhái tại VQG Bù Gia Mập

Thứ hai - 08/10/2018 22:31
ĐA DẠNG CÁC LOÀI BÒ SÁT - ẾCH NHÁI TẠI VQG BÙ GIA MẬP
 
      Bò sát - Ếch nhái là những loài động vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ sinh thái và con người: nó tiêu diệt công trùng, cung cấp nguồn thức ăn cho các loài động vật ăn thịt, cung cấp nguồn nguyên liệu cơ bản cho các hoạt động nghiên cứu tự nhiên, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng trong chăn nuôi nhằm tạo thực phẩm, dược liệu … phục vụ con người. Đồng thời nó góp phần rất lớn trong sự cân bằng bền vững cho hệ sinh thái tự nhiên.
 
  Text Box: Hình 1: Bò sát - ếch nhái đặc trưng tại VQG Bù Gia Mập

































Hình 1: Bò sát - ếch nhái đặc trưng tại VQG Bù Gia Mập
       VQG Bù Gia Mập là khu rừng đặc trưng cho hệ sinh thái chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống đồng bằng Đông Nam Bộ, nơi đây được đánh giá là khu vực có tính đa dạng sinh học cao…trong đó các loài Bò sát - Ếch nhái là một phần rất quan trọng của hệ sinh thái nơi đây. Với địa hình bị chia cắt mạnh (Từ độ cao 800 m giảm mạnh xuống 130 m so với mực nước biển) theo hướng Đông sang Tây, tạo ra nhiều sông, suối dày đặc…, môi trường ẩm ướt, có diện tích rừng thường xanh lớn bao phủ, tài nguyên rừng gần như còn nguyên vẹn…, đã tạo nên vùng tiểu khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển các loài Bò sát (BS) – Ếch nhái (EN).
      Theo nghiên cứu của Viện sinh học nhiệt đới (ITB,1997) khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập có 31 loài bò sát; 18 loài ếch nhái. Nghiên cứu của Phân viện điều tra quy hoạch  rừng Nam Bộ (FIPI, 2004) đã phát hiện được 30 loài bò sát, 20 loài ếch nhái (loại bỏ loài Cá sấu hoa cà), cho thấy nơi đây rất đa dạng về BS-EN rất cao. Tuy nhiên nhìn chung các nghiên cứu này đa phần là nghiên cứu tổng quan, thực hiện theo phương pháp phỏng vấn và kế thừa những nghiên cứu trước, nên độ chính xác không cao.
      Từ năm 2007, các kết quả nghiên cứu phải dựa vào mẫu vật, hình ảnh, dấu vết ghi nhận thực tế, làm cơ sở để xác định loài. Đến nay, qua nhiều đợt nghiên cứu đa dạng sinh học liên quan đến BS-EN và mới đây nhất là đề tài “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học VQG Bù Gia Mập”. Kết quả, sau khi phân tích, mô tả và thống kê những số liệu ghi nhận được, cũng như loại trừ những loài không có ghi nhận thực tế mà các kết quả nghiên cứu trước đây nêu ra (Cá sấu hoa cà; nưa; rùa núi vàng…) thì VQG Bù Gia Mập đã phát hiện được 86 loài, gồm 28 loài ếch nhái và 58 loài bò sát, trong đó 16 loài BS-EN nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Lớp ếch nhái đã phát hiện bổ sung được 8 loài và 1họ/1 bộ mới (loài ếch giun - Bộ Không chân); bổ sung 28 loài Bò sát mới so với danh lục cũ. Đặc biệt phát hiện 02 loài mới cho khoa học là loài ếch giun nguyenorum (Ichthyophis nguyenorum), thằn lằn ngón Bù Gia Mập (Cyrtodactylus bugiamapensis), trong đó loài thằn lằn móng ngón Bù Gia Mập là loài đặc hữu của khu vực mà không có nơi nào có được.
Text Box: Hai loài mới cho khoa học được ghi nhận tại VQG Bù Gia mập
 
 
 






















Hai loài mới cho khoa học được ghi nhận tại VQG Bù Gia mập

      Với việc phát hiện được 86 BS-EN, chiếm khoảng 22% tổng số loài đã ghi nhận tại Việt Nam, cho thấy VQG Bù Gia Mập là nơi có sự đa dạng rất lớn các loài BS-EN và là nơi bảo tồn đa dạng sinh học có ý nghĩa rất lớn đối với công tác nghiên cứu bảo tồn, nghiên cứu ứng dụng. Ngoài ra việc phát hiện 02 loài mới cho khoa học là có ý rất lớn đến hoạt động nghiên cứu sự tiến hóa của sinh vật … Nhưng những kết quả nghiên cứu trên chủ yếu là những nghiên cứu tổng hợp, chưa chuyên sâu, riêng biệt về nhóm BS – EN, phạm vi nghiên cứu chưa rộng, thời gian thực hiện ngắn. Về phương pháp mô tả phân loại, chủ yếu là thực hiện trên việc mô tả hình thái, chưa có áp dụng phương pháp phân loại bằng phân tích AND… nên số loài ghi nhận được, củng như mô tả phân loại chưa thực sự chính xách, việc xác định sự đa dạng loài chưa thực sự đầy đủ, chưa đánh giá đúng tìm năng đa dạng BS-EN tại khu vực.
      VQG Bù Gia Mập là một trong những khu rừng có vị trí đặc biệt, được đánh giá là nơi có tính đa dạng sinh học rất cao, nhất là về BS-EN. Song với địa hình phức tạp, nằm ở vùng sâu, vùng biên giới, khó tiếp cận nên việc điều tra, nghiên cứu gặp nhiều rất khó khăn và rất tốn kém về kinh phí, nên các hoạt động nghiên cứu mới dừng lại ở 1 phạm vi hẹp, chưa mang tính đặc trưng của rừng Bù Gia Mập, thời gian ngắn. Chính vì vậy VQG Bù Gia Mập còn nhiều tiềm năng cho các hoạt động nghiên cứu BS-LC và hứa hẹn còn nhiều điều bất ngờ… Để việc nghiên cứu BS-EN hiệu quả hơn, cần phải có sự đầu tư về kinh phí; sự phối hợp với các nhà ghiên cứu trong việc mở rộng phạm vi, thời gian nghiên cứu và áp dựng các phương pháp điều tra, nghiên cứu hiện đại hơn.

Tác giả bài viết: Khương Hữu Thắng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn