Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Hợp tác » Động vật

Thiên nhiên kỳ thú

Thứ hai - 20/08/2018 08:50
MỘT LOÀI LƯỠNG CƯ CÓ TÊN GỌI LÀ ẾCH GIUN, ĐANG SINH TỒN TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP – BÌNH PHƯỚC
 
           Ếch giun là tên gọi chung của một họ động vật thuộc Lớp Lưỡng cư, có hình thái bên ngoài là giống giun nhưng lớn hơn và có lớp da cứng hơn, sự co giản da ít hơn giun, nhưng rai hơn giun rất nhiều. Thân hình thuôn và dài từ 110mm - 390mm. Đầu giống đầu rắn, nhưng không có vẩy như rắn, mõm tương đối nhọn và có 2 hàm rõ, trên đầu có 2 hố mắt như hai chấm đen ở hai bên, mắt không có mi. Con non có mang ngoài ở hai bên cổ. Ếch giun sống chui rúc trong bùn đất ở độ sâu 20 - 30 cm hoặc sâu hơn, đặc biệt thường chui luồn ở những khe đá hẹp để tránh kẻ thù. Chúng tự xoay tròn người tạo thành hang (ổ). Chúng đẻ trứng ở gần chỗ có nước, mỗi lứa chừng 10 - 30 quả, thời gian đẻ trong khoảng tháng 4 – 6 hàng năm.

 
Ếch giun - VQG Bù Gia Mập
          Ếch giun được phát hiện tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập lần đầu tin vào năm 2008, khi chúng tôi đang điều tra dấu chân các loài thú móng guốc ở ven suối Đắk Sá thuộc tiểu khu 21 – VQG Bù Gia Mập, khi mới quan sát chúng tôi lầm tưởng đây là một loài rắn, hay là một loài giun hoặc là một loài cá da trơn nào đó?! Song khi đem mẩu vật tra khảo trên tài liệu sinh vật chuyên ngành thì đây là một phát hiện bất ngờ và thú vị cho VQG Bù Gia Mập, vì theo mô tả loài thì đây không phải là loài cá, hay là một loài rắn, củng như không phải một loài giun mà nó chính là một loài Lưỡng cư chính thống, có tên gọi chung là loài Ếch giun – Ichthyophis sp. Do số lượng mẫu thu được quá ít, không đủ cho việc xác định chính xác tên loài. Đến năm 2012 mới thu thêm được 03 mẫu tại khu vực suối Lưu ly - Tiểu khu 9.  Mẫu vật được tiến sỹ Nick Poyarkov (Viện Việt – Nga) mô tả hình thái và kết quả phân tích thì đây là loài Ếch giun nguyen - Ichthyophis nguyenorum Nishikawa, Matsui & Orlov 2012, loài mới được các nhà khoa học Nhật Bản và Nga mô tả và công bố là loài mới cho khoa học trên tạp chí Current Herpetology của Nhật Bản, số 31 năm 2012.

Mốt số loài Ếch giun ở Việt Nam (ảnh Internet)
           “Ếch giun – là một sinh vật rất kì dị và chứa đựng nhiều bí ẩn của tự nhiên. Ở các loài lưỡng cư khác việc sinh sản thường theo một chu kỳ (trứng – nòng nọc – con trưởng thành) chu kỳ này trải qua hết sức phức tạp và độc đáo. Sự biến thái của nòng nọc ở các loài lưỡng cư có ý nghĩa lý thuyết tiến hóa rất lớn, nó chứng tỏ lưỡng cư có nguồn gốc ở nước. Nòng nọc nở ra từ trứng và trải qua một chu kỳ sống dưới nước đến khi trưởng thành chúng bắt đầu biến đổi hình thể và lên sống trên cạn. Tuy nhiên đối với loài Ếch giun thì quá trình này không xảy ra theo quy luật này, mà chúng có nhiều sự khác biệt kỳ lạ: Ếch giun đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con, từ con non đến con trưởng thành không có giai đoạn biến thái nhưng lại có giai đoạn ấp trứng và nuôi con, đời sống hoàn toàn dưới nước và bùn lầy.
          Trên thế giới có khoảng 50 loài ếch giun, phân bố ở vùng nhiệt đới ẩm thấp. Ở Việt Nam có khoảng gần 10 loài, tại các khu vực như: Tây Ninh, Kiên Giang (Hà Tiên), Cà Mau (U Minh), Vĩnh Phúc; Huế; Giai lai; Kon Tum…Song số lượng cá thể phát hiện được là rất ít, ở mỗi nơi chỉ phát hiện từ 1 – 3 cá thể.  Ếch giun tuy là loài lưỡng cư, song quá trình sinh sản của chúng khác hẵn so với các loài lưỡng cư thông thường khác. Các loài Ếch, Nhái, Cóc và Cá cóc…, thường đẻ trứng gần vực nước, sau khi chúng đẻ xong là bỏ đi để mặc tổ trứng tự đấu tranh với sự khắc nhiệt của tự nhiên, sau một thời gian trứng nở thành nòng nọc và rơi xuống nước, bắt đầu thực hiện đời sống ở dưới nước của nòng nọc, đến một thời gian tiếp theo, nòng nọc trưởng thành rồi biến thái hình thành con và lên sinh sống trên cạn. Đối với Ếch giun thì hoàn toàn khác và có thể nói đây là loài có trách nhiệm đối với con cái, chúng đào hang sâu xuống đất khoảng 20cm - 30 cm, sau đó cuộn mình thành các vòng tròn tạo thành hang (ổ) một cách cẩn thận rồi đẻ trứng, sau cuộn lấy trứng để ấp củng như bảo vệ và giữ ẩm, điều hòa nhiệt độ, ẩm độ cho trứng…, sau một thời gian nhất định trứng nở thành con non (không qua giai đoạn nòng nọc) và con mẹ chăm sóc con non trong vòng một vài tuần, khi con non đã cứng cáp thì rời mẹ để sống một cuộc sống tự lập với tự nhiên (chúng bỏ qua giai đoạn nòng nọc, thêm giai đoạn chăm sóc con và không có giai đoạn sống trên cạn).
* Giá trị và biện pháp bảo vệ
          Phát hiện loài Ếch giun nguyen - Ichthyophis nguyenorum Nishikawa, Matsui & Orlov 2012 tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập là một phát hiện vô cùng quan trọng mà các nhà khoa học vinh dự khám phá được, củng như một vinh dự rất lớn cho VQG Bù Gia Mập, khi nơi đây mang nhiều giá trị khoa học quý hiếm quan trọng. Với phát hiện này còn mang nhiều ý nghĩa khoa học khác như: Thứ nhất đây là khu vực thứ 2 ở Việt Nam phát hiện có sự phân bố của loài quý hiếm này (Kom Tum); Thứ hai đây là một loài có giá trị khoa học vô cùng lớn, cung cấp thêm nguồn dữ liệu, củng như đối tượng nghiên cứu lý thuyết cơ bản về đời sống Lưỡng cư dưới nước và hình thức sinh sản chuyển tiếp giữa các loài lưỡng cư lên các loài động vật sống trên cạn; Thứ ba: với việc phát hiện này còn góp phần quan trọng cho các nghiên cứu ứng dụng cho nhiều lĩnh vực sinh học đang phát triển ở Việt Nam hiện nay...
          Các loài ếch giun ở Việt Nam củng như ở VQG Bù Gia Mập đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007) và sách đỏ thế giới UICN 2012. Vì vậy cần có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ như: hạn chế đến mức thấp nhất việc khai thác rừng một cách bất hợp lý làm đất bị xói mòn, hạn chế dùng thuốc trừ sâu và phân bón hoá học làm ảnh hưởng đến những loài động vật rất nhạy cảm sống trong đất như ếch giun. Nếu trường hợp ghi nhận được loài này, thì ta nên thả ngay lai môi trường tự nhiên của chúng, nếu không còn môi trường ẩm thấp đề nghị liên hệ với cán bộ cứu hộ động vật hoang dã VQG Bù Gia Mập để hướng dẫn biện pháp cứu hộ và bảo vệ loài này một cách hiệu quả hơn.
 
 

Tác giả bài viết: Khương Hữu Thắng

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn