Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Hợp tác

Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu Khoa học tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.

Thứ bảy - 13/01/2024 17:12
Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu Khoa học tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.

Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu Khoa học tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng, hàng đầu tại mỗi Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên.
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Viện Nghiên cứu hệ gen (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với Viện Động vật Saint Petersburg ( Liên Bang Nga ) về nghiên cứu bảo tồn Bò sát, Ếch nhái, từ ngày 29/11/2023 – 10/12/2023 Vườn Quốc gia (VQG) Bù Gia Mập đã phối hợp cùng các nhà khoa học thuộc 02 tổ chức trên triển khai nghiên cứu thành phần Bò sát – Ếch nhái tại VQG Bù Gia Mập. Kết quả nghiên cứu, đã phát hiện nhiều loài Bò sát - Ếch nhái quý, hiếm và mang giá trị khoa học bảo tồn, giá trị nghiên cứu ứng dụng phát triển kinh tế xã hội… trong lâm phần VQG Bù Gia Mập. 

Hoạt động điều tra nghiên cứu của nhóm
          Hoạt động nghiên cứu được thực hiện tại các tiểu khu 14, tiểu khu 22 và tiểu khu 23 – VQG Bù Gia Mập, qua đó, ghi nhận gần19 loài Ếch nhái và 17 loài Bò sát (đã được xác định tên chi - loài). Trong đó có nhiều loài quý, hiếm thuộc sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới (IUCN Redlist) cần được ưu tiên nghiên cứu, bảo vệ và nghiên cứu ứng dụng phát triển kinh tế.
Trong 19 loài Ếch nhái được ghi nhận, loài Cóc núi han-si (Ophryophryne gerti Ohler, 2003) là loài vô cùng quý hiếm, được phân hạng trong Danh lục đỏ Thế giới (IUCN Redlist, 2023) ở mức độ EN (loài Nguy cấp). Ngoài ra còn nhiều loài có tiềm năng trong nghiên cứu ứng dụng phát triển nhân nuôi, cung cấp thực phẩm và các giá trị dược liệu khác như: Ếch gáy rô, Ếch polani, Chàng enderson, Cóc rừng, Ếch suối, Ếch cây trung bộ, Cóc mắt mày Việt Nam
 
Một số loài Ếch nhái quý, hiếm tại VQG Bù Gia Mập

Trong 17 loài Bò sát được ghi nhận tại VQG Bù Gia Mập, có 3 loài được phân hạng trong Danh lục đỏ Thế giới (IUCN Redlist, 2020) ở mức độ VU (loài Sẻ nguy cấp) gồm: Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829); Nhông xanh đuôi dài Việt Nam (Bronchocela vietnamensis Hallermann & Orlov, 2005); Rắn lục mắt hồng ngọc (Trimeresurus rubeus Malhotra, Thorpe, Mrinalini & Stuart, 2011) và các loài mang nhiều giá trị khoa học, dược liệu khác.

Một số loài bò sát quý hiếm tại VQG Bù Gia Mập
Các nhà khoa học cho biết, loài Rồng đất phát hiện tại VQG Bù Gia Mập là loài được đánh giá rất cao trong nghiên cứu nhân nuôi phục vụ bảo tồn và nghiên cứu khoa học. Loài thằn lằn móng ngón bugiamap (Cytodactylus bugiamapensis sp.nov) là loài đặc hữu duy nhất chỉ phát hiện tại VQG Bù Gia Mập,
 đây nguồn gen quý báu trong nghiên cứu phát triển gen cho thời gian tới.
 Một số loài rắn không nguy hiểm đối với con người

Nhóm rắn không nguy hiểm với con người là nhóm loài quan trọng trong cần bằng sinh thái rừng. Loài Rắn khuyết làoRắn khuyết đốm là hai loài có hình thái vô cùng đặc biệt, chúng bắt trước hình thái các loài rắn Cặp nong và rắn Cặp nia (loài có nọc kịch độc) để đe dọa kẻ thù mà chỉ có những người có chuyên môn mới có thể nhận ra.
Đối với các loài rắn độc, không chỉ có vai trò vô cùng quan trọng trong các nghiên cứu về điều chế huyết thanh phòng độc, chữa bệnh trong y học hiện đại mà còn là những loài chỉ thị cho hệ sinh rừng bền vững, góp phần tạo đa sắc màu cho thiên nhiên và cân bằng hệ sinh thái rừng.

Các loài rắn độc tại VQG Bù Gia Mập
Từ kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định VQG Bù Gia Mập là một khu vực giàu tính đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với khu hệ Bò sát - Ếch nhái. Với ưu thế nằm ở vị trí chuyển tiếp từ cao nguyên xuống đồng bằng VQG Bù Gia Mập có nhiều kiểu địa hình đặc trưng, hệ sinh thái rừng tự nhiên giao thoa với nhiều khu rừng rộng lớn khác, đặc biệt công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn đã và đang được thực hiện rất hiệu quả, rừng ít bị tác động gây hại nên sự phong phú số loài, số lượng cá thể trên loài là rất cao và là nơi có tiềm năng rất lớn cho các hoạt động nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu ứng dụng đa dạng sinh học phục phát triển kinh tế xã hội…

 

Tác giả bài viết: Khương Hữu Thắng - Phó trưởng phòng Khoa học và hợp tác quốc tế

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn