Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Vượn Việt Nam trên bờ tuyệt chủng

Thứ ba - 11/09/2012 11:48
Hà Nội, Việt Nam (Thứ 2, 21/5/2012) - Nghiên cứu toàn diện đầu tiên về Vượn tại Việt Nam trong vòng 10 năm qua cho thấy ba trong số sáu loài (vượn đen Đông Bắc, vượn đen Tây Bắc và vượn má trắng) đang bên bờ vực tuyệt chủng, số lượng cá thể của chúng đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Hãy bảo tồn khẩn thiết để cứu lấy năm trong số sáu loài vượn của Việt Nam đang trên bờ vực tuyệt chủng
 
Hà Nội, Việt Nam (Thứ 2, 21/5/2012) - Nghiên cứu toàn diện đầu tiên về Vượn tại Việt Nam trong vòng 10 năm qua cho thấy ba trong số sáu loài (vượn đen Đông Bắc, vượn đen Tây Bắc và vượn má trắng) đang bên bờ vực tuyệt chủng, số lượng cá thể của chúng đang bị suy giảm nghiêm trọng.
 
Ấn phẩm “Hiện trạng bảo tồn Vượn ở Việt Nam do Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) và Tổ chức Bảo tồn quốc tế (CI) đồng xuất bản sẽ được phát hành trong ngày hôm nay. Ấn phẩm này nêu rõ việc suy giảm quần thể các loài Vượn Việt Nam trong vòng 10 năm qua. Thực trạng cho thấy số lượng các loài vượn đã giảm đi đáng kể so với trước đây, chỉ còn lại một số quần thể còn sót lại ở một số khu bảo tồn. Phần lớn nguyên nhân là do chúng đã không được bảo vệ hiệu quả.
 
Ông Ben Rawson- Chuyên gia Linh trưởng Vùng thuộc Chương trình Greater Mekong của Tổ chức CI, Điều phối viên Nhóm Chuyên gia Linh trưởng , Indonesia cho biết “Việt Nam hiện là khu vực sinh sống quan trọng của sáu loài Vượn quan trọng của thế giới và chúng đều đang bị đe dọa tuyệt chủng”.
 
Nhận thức của người dân về hiện trạng các loài vượn rất thấp, đây là nhân tố chính ảnh hưởng tới việc suy giảm nghiêm trọng các loài này, hiện vẫn đang tiếp tục diễn ra. Ông Rawson cho biết thêm“Người dân, đối tác địa phương và đặc biệt là chính quyền địa phương cần phải nhận thức rõ hơn và hỗ trợ bảo vệ các quần thể đang bị đe doạ tuyệt chủng này. Mặc dù theo pháp luật Việt Nam, Vượn được bảo vệ ở mức cao nhất nhưng không phải ở mọi nơi cán bộ thực thi pháp luật và người dân địa phương đều tuân thủ nghiêm túc. Hiện nay, các loài vượn chủ yếu sống giới hạn trong các khu bảo vệ, trong đó một vài quần thể loài đang bị suy giảm tới mức trong tương lai gần chúng khó có thể tồn tại và phát triển”.
 
Ông Rawson cho biết “Ngăn chặn nạn săn bắt và buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã là biện pháp chính để bảo vệ các loài vượn quí hiếm của Việt Nam. Săn bắt và mất môi trưòng sống đã và đang làm cho các quần thể vượn bị suy giảm mạnh. Sinh cảnh sống của chúng trong các khu bảo vệ liên tục bị mất đi do việc đốn gỗ, mở rộng đất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng như xây nhà máy thuỷ điện và mở đường. Tạo điều kiện thuận lợi cho thợ săn, lâm tặc xâm nhập vào rừng, đồng thời làm giảm khả năng di chuyển của các quần thể vượn. Đây là những vấn đề chính trong việc bảo tồn vượn trong cả nước”
 
Mất sinh cảnh sống cũng là nguyên nhân phá vỡ các quần thể vượn, chia cắt chúng thành những quần thể nhỏ và dễ bị tổn thương hơn. Nạn săn bắt, mua bán động vật hoang dã vẫn đang là vấn nạn do những nhu cầu buôn bán làm sinh vật cảnh và việc tin vào khả năng một số loài động vật hoang dã có thể làm vị thuốc chữa được bệnh.
 
Tiến sỹ Ulrike Streicher, Bác sỹ thú y, Quản lý Chương trình Linh trưởng của FFI Việt Nam cho biết “Tất cả các mối đe dọa tới vượn đều là do con người - mất môi trường sống, nạn săn bắt và sinh cảnh  bị chia cắt. Để phát triển được, các quần thể vượn cần một khu vực rừng đủ lớn mà hiện nay còn lại rất ít ở Việt Nam. Việc bảo vệ Vượn cần được ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam. Thành công nhỏ bé mà chúng tôi đạt được tại địa phương trong bảo tồn vượn như tại Khu bảo tồn Vượn Cao Vít tại Cao Bằng đã chứng minh chúng ta có thể  hy vọng. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm.”
 
Hiện trạng bảo tồn của các loài vượn của Việt Nam có thể xem như một chỉ số cho hiện trạng đa dạng sinh học và môi trường tự nhiên của quốc gia.
 
Theo ông Paul Insua – Cao, Quản lý Dự án của FFI về Bảo tồn Vượn tại Lào và Vân Nam, Trung Quốc “Địa lý của Việt Nam đã tạo nên đa dạng sinh học độc đáo và vì vậy sự đa dạng của các loài Vượn ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Chúng sống chủ yếu trong những khu rừng từ cận nhiệt đới thuộc vùng rừng núi phía Bắc, nơi vào mùa đông trên đới cao có thời tiết lạnh cho tới những khu vực rừng đất thấp, nhiệt đới gió mùa ở phía Nam. Đáng buồn là sự tồn sinh của hầu hết các quần thể vượn của Việt Nam đều đang bị đe dọa nghiêm trọng giống như phần lớn các động vật hoang dã, quí hiếm trong cả nước
 
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cán bộ nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu môi trường và Tài nguyên sinh vật, Đại học quốc gia Việt Nam cho biết “Tại hầu hết các vùng phân bố vượn của Việt nam, các quần thể vượn được biết đến đều đang trong tình trạng có nguy cơ bị tuyệt chủng. Một vài nơi chúng được báo cáo là đã tuyệt chủng. Tất cả các loài vượn ở Việt Nam đang trên bờ vực tuyệt chủng. Chúng ta phải hành động ngay nếu không con cháu sau này của chúng ta sẽ không có cơ hội nhìn thấy vượn trong môi trường tự nhiên nữa. Vượn là loài động vật vô cùng hiền lành và đáng yêu. Chúng không làm hại ai mà ngược lại mang đến cho chúng ta vẻ đẹp, tiếng hót vui nhộn cũng là họ hàng gần nhất với con người so với các động vật khác. Nếu tương lai của các loài vượn ở Việt Nam không được đảm bảo, thì đa dạng sinh học khác của Việt Nam, môi trường sống của con ngưòi cũngbị đe dọa.
 
Năm ngoái, cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam đã chết, điều này cũng đồng nghĩa là một phân loài tê giác của khu vực Đông Nam Á đã bị tuyệt chủng. Các loài vượn của Việt Nam cũng đang bị đối diện với qui cơ bị tuyệt chủng. Để cứu chúng cần có thêm nguồn ngân sách, năng lực kỹ thuật, cải thiện công tác quản lý các khu bảo tồn và bảo tồn đa dạng sinh học và quan trọng hơn cả là cần có sự chuyển biến tích cực và cấp tiến về thái độ của các cơ quan chính phủ cũng như của người dân đối với tài sản quốc gia quí giá này.
 
Cuốn Đánh giá thực trạng bảo tồn các loài vượn ở Việt Nam đã cập nhật thêm cho cuốn Đánh giá năm 2000. Sau hơn mười năm, báo cáo này cố gắng đánh giá các xu hướng tồn tại và phát triển của các quần thể từng loài vượn tại Việt Nam, đồng thời đánh giá tính hiệu quả của các nỗ lực bảo tồn từ trước tới nay và đưa ra những đề xuất cần ưu tiên đầu tư bảo tồn ở đâu. Cuốn đánh giá này cũng là một phần của sáng kiến trong khu vực, bao gồm kế hoạch hành động ở Lào và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
 

Tác giả bài viết: Vương Đức Hòa ST

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đang Online

Đang truy cậpĐang truy cập : 5

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 4


Hôm nayHôm nay : 2039

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 21340

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1706200

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập?

Nhiều thú lạ

Thực vật đa dạng

Cảnh quan đẹp

Cảnh quan xấu

Khác

Mùa quả chín

Bài Viết Mới Nhất