Trang nhất » Tin Tức » Du lịch – Bảo tồn » Du lịch

Vườn Quốc gia Bù gia Mập thực hiện tốt hoạt động kép: “Vừa bảo vệ rừng, vừa phát triển du lịch dịch vụ”

Thứ hai - 30/05/2022 11:56
Vườn Quốc gia Bù gia Mập thực hiện tốt hoạt động kép: “Vừa bảo vệ rừng, vừa phát triển du lịch dịch vụ”

Vườn Quốc gia Bù gia Mập thực hiện tốt hoạt động kép: “Vừa bảo vệ rừng, vừa phát triển du lịch dịch vụ”

Trong những năm vừa qua, Vườn Quốc gia Bù gia Mập đã thực hiện tốt nhiệm vụ kép: “Vừa bảo vệ rừng, vừa phát triển du lịch dịch vụ”. Tuy nhiên để mục tiêu kép này được tốt hơn nữa thì rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành đối với lực lượng bảo vệ rừng tại chỗ. Cần có nhiều chính sách, cơ chế giúp thúc đẩy phát triển, thu hút các tổ chức, cá nhân đến đầu tư xây dựng giúp Vườn Quốc gia Bù Gia Mập nói riêng, tỉnh Bình Phước nói chung trở thành điểm đến hấp dẫn và là một nơi đáng sống!
Vườn Quốc gia Bù Gia Mập được Thủ tướng Chính phủ thành lập ngày 27 tháng 11 năm 2002,  trong những năm qua Vườn đã và đang hoàn thành rất tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phát triển rừng một cách bền vững. Cùng với việc sở hữu hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, cộng đồng người dân tại địa phương thân thiện, chất phác, với nhiều nét văn hóa đặc sắc,…  những điều này đã và đang từng bước giúp Vườn Quốc gia Bù Gia Mập thực hiện tốt hoạt động kép: “Vừa bảo vệ rừng, vừa phát triển du lịch dịch vụ”.
Hình 1: Toàn cảnh về rừng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
 
Từ việc thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
         Nằm trong điểm cuối của dãy Trường Sơn Nam, tổng diện tích vùng lõi của Vườn là 25.598,58 ha và diện tích vùng đệm là 18.036 ha. Vườn Quốc gia Bù Gia Mập là cánh rừng nguyên sinh liền vùng, liền khoảnh lớn nhất của tỉnh Bình Phước. Hiện Vườn đã ghi nhận có 1.114 loài thực vật thuộc 480 chi 126 họ (trong đó có 88 loài nguy cấp, quý hiếm), còn về động vật đã ghi nhận 832 loài với 106 loài thú, 248 loài chim, 59 loài bò sát, 49 loài cá và 342 loài côn trùng "Nguồn: Phương án phát triển rừng bền vững của VQG Bù Gia Mập giai đoạn 2021-2030" . Vườn Quốc gia Bù Gia Mập là nơi bảo vệ và bảo tồn nguồn gen quý hiếm của hệ động thực vật đại diện cho vùng chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống vùng Đông Nam bộ. Là nơi bảo vệ các công trình thủy điện đầu nguồn, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái.
        Hiện nay nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng của Vườn là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt và đặc biệt được chú trọng, tại Vườn hiện có Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách, nòng cốt về công tác quản lý bảo vệ rừng, bên cạnh đó còn có lực lượng nhận khoán quản lý bảo vệ rừng là cộng đồng dân cư sống xung quanh rừng và lực lượng biên phòng đóng chân trên địa bàn thường xuyên phối hợp hỗ trợ thực hiện công tác này.
Hình 2: Phối kết hợp tuần tra bảo vệ rừng giữa Kiểm lâm và lực lượng nhận khoán BVR Hình 3: Tuần tra bảo vệ rừng theo sông Đắk Huýt ranh giới giữa Việt Nam - Campuchia
 
Đến việc phát triển du lịch dịch vụ tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

         Ông Vương Đức Hòa, Giám đốc Vườn Quốc gia Bù Gia Mập cho biết: “Vườn Quốc gia Bù Gia Mập là khu vực chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống đồng bằng Nam bộ trong những năm qua Vườn đã hoàn thành rất tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Trong khi đó Vườn lại là nơi sở hữu hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, với nhiều thác nước, con suối đẹp, cộng đồng người dân tại địa phương thân thiện, chất phác, cùng  nhiều nét văn hóa đặc sắc…điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu kép vừa bảo vệ rừng, vừa phát triển du lịch dịch vụ”.
Hình 4,5,6, 7, 8: Một số Thác nước đẹp tại Vườn
 
      Xác định Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch chú trọng vào tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa cộng đồng và nguồn lực địa phương, các nguồn thu từ các dịch vụ mà DLST mang lại có thể hỗ trợ một phần cho các hoạt động bảo tồn tại Vườn trong những năm gần đây, Vườn đã chủ động trong việc phát triển các tuyến, điểm tham quan cũng như các loại hình du lịch đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu tham quan của du khách.
     Các lại hình du lịch đã được khai thác: Hiện tại VQG Bù Gia Mập đã khai thác một số loại hình du lịch như: Tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường; Đi bộ trong rừng (tắm suối); Đi xe địa hình; Trải nghiệm kỹ năng sinh tồn, ngủ đêm trong rừng, tắm suối, thác…; Xem thú ban đêm, xem các loài linh trưởng,côn trùng, bò sát lưỡng cư và giao lưu tìm hiểu văn hóa người địa phương,...
      Các tuyến điểm tham quan: Hiện tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập đã xây dựng được bản đồ DLST tại Vườn với 13 điểm đến khác nhau. Có thể kể đến như tuyến: VQG – Suối Đắk Ka – Thác Lưu Ly; VQG – Suối Đắk Manh – Thác Đắk Manh; VQG – Đồi 702 – Suối Đắk Ka; - VQG – Hang Trung đoàn – Thác Đắk Mí; VQG – Giếng trời – Thác Đắk Bô…
BANG 1A
Hình 10: Bản đồ DLST tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
 
 
 
Hình 11,12,13,14,15,16: Một số hình ảnh du lịch sinh thái tại Vườn
        Như vậy có thể thấy rằng với việc bảo vệ hiệu quả, nguyên vẹn nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ là điều kiện cần thiết cho công tác phát triển du lịch dịch vụ bền vững tại Vườn trong thời gian tới. Mặt khác việc khai thác du lịch dịch vụ đúng cách, bài bản, chuyên nghiệp...thì sẽ tạo ra nguồn thu để đầu tư hỗ trợ thêm cho công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra phát triển công tác này tại Vườn còn tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận không nhỏ người dân địa phương khi họ tham gia vào các hoạt động du lịch và dịch vụ tại Vườn, điều này cũng có nghĩa là người dân địa phương sẽ gắn bó với Vườn quốc gia trong công tác du lịch dịch vụ mà không phải sống phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
        Mặc dù VQG Bù Gia Mập đã, đang xây dựng và thực hiện tốt mục tiêu kép bảo vệ rừng và phát triển du lịch dịch vụ nhưng để mục tiêu kép này được tốt hơn nữa thì rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành đối với lực lượng bảo vệ rừng tại chỗ. Cần có nhiều chính sách, cơ chế giúp thúc đẩy phát triển, thu hút các tổ chức, cá nhân đến đầu tư xây dựng giúp Vườn Quốc gia Bù Gia Mập nói riêng, tỉnh Bình Phước nói chung trở thành điểm đến hấp dẫn và là một nơi đáng sống.

Tác giả bài viết: Đỗ Trường Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn