Loài người đã và đang có nhiều hoạt động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cũng phải gánh chịu những hậu quả do thiên tai mang lại vì vậy chúng ta cần có những hành động cấp bách để đảm bảo một tương lai xanh cho các thế hệ hôm nay và mai sau
Sự sống trên trái đất trong thời gian gần đây đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi dịch bệnh, thảm họa của thiên tai xảy ra. Cuộc sống của loài người đang chịu những mất mát to lớn về vật chất và tinh thần do hậu quả của tác động biến đổi khí hậu. Năm 2021 ngoài hậu quả khôn lường của dịch bệnh Covid – 19 gây ra thì các nước trên thế giới gánh chịu nhiều mất mát do mưa lũ và hạn hán gây ra như Trung Quốc, Ý, Thỗ Nhĩ Kỳ và một số nước khác.
Báo cáo của Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc cho biết, trong nửa đầu năm 2021 thiên tai đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 28 triệu người dân Trung Quốc, khiến 156 người chết và mất tích, 297.000 người phải di dời khẩn cấp, 464.000 ngôi nhà bị sập và bị hư hỏng ở các mức độ khác nhau, 2,9 triệu hecta hoa màu bị ảnh hưởng, thiệt hại kinh tế trực tiếp vào khoảng 40,8 tỷ nhân dân tệ (khoảng 6,4 tỷ USD) (Theo số liệu trên trang báo VOV.vn).
Mưa lớn gây lũ lụt ở Trung Quốc (Nguồn: internet)
Tại Việt Nam, tình hình biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp. Năm 2020 những trận mưa lũ lịch sử đã tàn phá nhà cửa, hoa màu, cơ sở vật chất và cướp đi sinh mạng của hàng chục người. Theo thống kê của Tổng cục phòng chống thiên tai Việt Nam, tính đến 23/07/2020, thiên tai đã làm 53 người chết, 01 người mất tích, 137 người bị thương. Thiên tai cũng đã gây sập 1.815 căn nhà, 60.588 căn nhà bị hư hại, 110.222 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, 10.734 con gia súc, gia cầm chết. Ước tính thiệt hại về kinh tế vào khoảng 3.930 tỷ đồng).
Cháy rừng do nắng nóng và hạn hán kéo dài (Nguồn: internet)
Những con số hiện hữu, những hình ảnh tang thương mất mát đối với con người trên thế giới nói chung và nước Việt Nam nói riêng sau những thảm họa của biến đổi khí hậu là hồi chuông cảnh báo đối với thái độ của con người đối với mẹ thiên nhiên. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu là hiện tượng phá rừng và suy giảm tính đa dạng sinh học.
Mưa lớn gây sạt lở đất (Nguồn: internet)
Rừng là lá phổi xanh của trái đất và đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội đối với con người. Với chức năng quang hợp của cây xanh rừng hấp thụ khí cacbonic thải ra khí oxi tạo không khí trong lành giúp sự sống trên trái đât tồn tại mãi mãi.
Lũ lụt tại miền trung Việt Nam năm 2020 (Nguồn: internet)
Với sự đang dạng các loài động thực vật trong rừng tạo nên một hệ sinh thái bền vững hay trong chuyên ngành lâm nghiệp còn gọi đó là “mạng lưới sự sống” những loài động vật, thực vật này hỗ trợ cho sự sinh trưởng và phát triển của loài động vật, thực vật khác tạo nên mối liên kết chặt chẽ trong hệ sinh thái rừng. Từ tầng cây bụi cho đến tầng tán cao của rừng đều có mỗi chức năng nhất định trong việc giữ nước và điều tiết dòng chảy ngăn chặn xói mòn đất và lũ lụt.
Bảo vệ rừng nhằm đảm bảo tính đa dạng sinh học và phòng chống thiên tai
Bảo vệ rừng giúp điều tiết dòng chảy
Với những chức năng quan trọng của rừng, mỗi chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ màu xanh của tổ quốc, màu xanh của sự sống. Trái đất của chúng ta là hành tinh duy nhất tồn tại sự sống. Ngay bây giờ, con người cần phải có trách nhiệm với sự sống trên hành tinh này bằng cách có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ hệ sinh thái những cánh rừng nói riêng. Ngoài việc giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ tại nơi sinh sống, kiểm soát rác thải, khí thải công nghiệp thì mỗi con người chúng ta phải biết trân trọng và bảo vệ những giá trị mà rừng mang lại để thế hệ mai sau có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và an lành. “Giữ trái đất an toàn để có tương lại khỏe mạnh” là câu khẩu hiệu mỗi chúng ta cần lưu tâm và thực hiện.